Vách thạch cao là sự lựa chọn của nhiều người để thay thế phương pháp thi công xây dựng tường gạch cũ. Với đơn giá phải chăng, cùng tính linh động, nhanh chóng thuận tiện thi công. Vách thạch cao dần dần được ưa dùng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết vách thạch cao được làm như thế nào? Dưới đây Hà Thành chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một vài thông tin về cấu trúc tạo nên vách thạch cao. Vách thạch cao chia ra 2 loại: vách 1 mặt và vách 2 mặt! Cấu tạo vách thạch cao 1 mặt Vách thạch cao một mặt được cấu tạo từ xương vách và một mặt tấm thạch cao, liên kết với nhau bằng ốc vít chuyên dụng. Vách thạch cao này được sử dụng nhiều trong việc ứng dụng trang trí tường xây, che chắn những phần khuyết điểm của bức tường bị ẩm mốc, lỗi thi công hoặc hệ thống kỹ thuật trên tường. Cũng có thể sử dụng vách thạch cao một mặt để che đi một khoảng không gian nào đó mà một bên mặt sử dụng, còn mặt kia thì không cần. Vách thạch cao một mặt có nhiều ưu điểm như: - Nhẹ hơn so với tường gạch nặng nề, giúp gia chủ tiết kiệm được khá nhiều chi phí. - Dễ dàng trong việc lắp đặt, thay đổi rất nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian, công sức. - Vách thạch cao có thể uống cong theo nhiều không gian lắp đặt khác nhau. - Có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ẩm hiệu quả trong những ngày nồm. - Có thể chống nóng, chống lạnh, chống cháy, tiêu ẩm, chống nước,… Cấu tạo vách thạch cao 2 mặt Vách thạch cao 2 mặt có cầu tạo bởi hai bề mặt của khung xương đều được phủ tấm thạch cao lên trên. Đây là loại vách thạch cao có thể thay thế cho tường gạch, phù hợp với nhiều công trình khác nhau đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, phòng làm việc. Vách thạch cao 2 mặt có nhiều ưu điểm có thể kể đến như: - Trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng bằng 10% so với tường gạch truyền thống nên dễ thi công. - Vững chắc, an toàn, tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho việc thi công, sửa chữa. - Chất liệu thạch cao đảm bảo thân thiện với môi trường, sức khỏe người sử dụng. - Có khả năng hút ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống lạnh, chống ẩm,… Tìm hiểu: Khung xương vách thạch cao gồm những gì? Cách thi công làm vách thạch cao đúng quy trình Chuẩn bị nguyên liệu thi công Bước 1: Đo đạc, đánh dấu các vị trí sẽ thực hiện lắp ghép tấm thạch cao trên trần và dưới mặt sàn. Bước 2: Khi đã tiến hành đánh dấu xong, sử dụng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn bằng cách bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm sao cho đảm bảo khoảng cách phải cách nhau 60cm. Bước 3: Tại các vị trí mở làm cửa sổ, cửa đi thì phải cắt thanh ngang U-Track dài thêm khoảng 30cm. Mục đích để làm đầu chờ nối với thanh đứng làm thành khung cửa. Bước 4: Tiến hành cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách thạch cao đã yêu cầu trước đó rồi đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U. Bước 5: Thực hiện ghép các tấm thạch cao cạnh vát, lên khung thép vừa dựng, theo chiều thẳng đứng. Đồng thời, nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 25mm. Bước 6: Trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi tiến hành lăn sơn. Bước 7:Tiến hành sơn bả bề mặt sau khi đã thực hiện xử lý xong những vị trí ở mép tấm. Trên đây là cấu tạo và quy trình thực hiện vách thạch cao tại Hà Thành chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu làm trần vách thạch cao xin vui lòng liên hệ Hotline: 0389 074 302