Công ty Thiết kế web

“Sức khỏe” trường đại học thời 4.0

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 12/3/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]


    Đi qua mùa dịch, cá nhân hiểu được khả năng phòng chống, miễn dịch của mình tới đâu thì với tổ chức cũng đo được độ mạnh yếu khác nhau trong từng kỹ năng ứng phó. Với các cơ sở giáo dục đại học, có thể nói khả năng ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến, hay nói ví von là “sức khỏe” thời 4.0 của từng đơn vị, được bộc lộ khá rõ nét trong thời gian sinh viên tạm nghỉ học tập trung vì dịch bệnh.

    Hơn một tháng nghỉ học vừa qua, việc tổ chức dạy học trực tuyến diễn ra khá thuận lợi ở những trường sớm có tầm nhìn và chiến lược phát triển giáo dục thông minh. Đó không chỉ là các ĐH mở, ĐH trực tuyến, mà còn là các ĐH truyền thống như Trường ĐH Hoa Sen, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Kinh tế Luật, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM), ĐH Kinh tế TPHCM…

    PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho biết: Từ năm 2014, trường đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho học tập trực tuyến. Trường mở phòng studio quay phim chuyên nghiệp, ban hành các chính sách khuyến khích xây dựng học liệu số, đào tạo giảng viên xây dựng các khóa học E-Learning, mua các dịch vụ trí tuệ nhân tạo tích hợp cho hệ thống E-Learning để phát hiện đạo văn và dự đoán kết quả người học dựa trên dữ liệu các khóa học đã tham gia và xây dựng campus ảo trong Second Life. Hệ thống hoạt động tốt trên cả các thiết bị di động lẫn các máy tính thông thường. Thậm chí, Hoa Sen còn ban hành chiến lược đại học thông minh với chính sách E-Learning day và E-Learning week. Chính vì vậy, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, nhà trường chủ động với dạy học trực tuyến.

    Tuy vậy, bên cạnh những ĐH năng động “sáng đèn” dạy học online với hàng loạt bài giảng trực tuyến trong mùa dịch, thực tế cũng cho thấy vẫn còn khá nhiều trường… chỉ dừng lại ở mức cho giảng viên, sinh viên làm quen với cái gọi là học trực tuyến. Đáng chú ý là có những trường hoàn toàn “tắt đèn” offline, chờ ngày sinh viên đến học tập trung. Sinh viên được nghỉ thì giảng viên cũng… nghỉ theo trò!


    Lí do khiến nhiều trường không tham gia dạy học trực tuyến vì vẫn chưa có sự chuẩn bị đồng bộ, từ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cho đến người học. Có trường khi đối diện với dịch bệnh và sinh viên nghỉ dài ngày mới thực sự thấy lợi hại của việc đầu tư cho dạy học trực tuyến, muốn xoay cũng loay hoay không kịp. Quản lý phòng đào tạo một trường ĐH cho biết: “Để dạy trực tuyến, trường học phải có sẵn trang thiết bị và cơ sở dữ liệu. Sinh viên cũng cần có đủ điều kiện, đặc biệt là Internet tốc độ cao nên không thể nói là thực hiện được luôn”.

    Mùa dịch Covid-19 giúp các trường đo được sự cần thiết của việc dạy học online và cũng đo được chính “sức khỏe” của mình trước hoạt động này. “Sức khỏe” ở các trường không đều nhau, vì thế, Bộ GD&ĐT hiện cũng chỉ khuyến khích dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19 chứ không thể thay thế dạy trực tiếp. Tuy nhiên, về lâu dài, đại học cần quan tâm và có chiến lược phát triển giáo dục trực tuyến, nếu muốn bước đến giáo dục 4.0.

    Ở các nước trên thế giới, ngoài các trường đào tạo trực tuyến, ở những trường đào tạo truyền thống, hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp thông qua việc học trên không gian mạng chiếm phần lớn nội dung học tập. Theo Cyber Universities, gần 90% trường đại học tại Singapore sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, ở Mỹ con số này là hơn 80%. Dạy học trực tuyến đã không còn là chuyện độc quyền của ĐH mở hay ĐH trực tuyến nữa!

    Tâm An

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này