Công ty Thiết kế web

“Truyền lửa” cho sinh viên dân tộc thiểu số nghiên cứu khoa học

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 29/12/18.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Nhóm SV nghiên cứu khoa học trao đổi trực tuyến với chuyên gia tư vấn người Australia


    Lập dự án “phá băng”


    Tôi học được sự tỉ mỉ, tận tụy, nhiệt tình, kỹ năng lôi cuốn người khác, động viên thuyết phục sinh viên của các thầy cô Trường ĐH Queensland. Trước nay tôi cũng ý thức được việc mình phải nhiệt huyết giảng dạy. Nhưng đi học ở Úc về, tôi vận dụng kiến thức vào thực tế linh hoạt hơn, thấy rằng mình vẫn có thể nhiệt tình, thổi lửa cho sinh viên hơn nữa.

    PGS.TS Đỗ Thúy Mùi


    PGS.TS Đỗ Thúy Mùi – Phó Trưởng khoa Sử - Địa, Trường ĐH Tây Bắc là người phụ trách việc nghiên cứu khoa học ở khoa. Một cơ duyên đến với chị khi được nhà trường lựa chọn cử đi học khóa học về Quản trị và lãnh đạo trường ĐH của Aus4Skills.

    Trong khoảng thời gian học 2 tuần ở Hà Nội và 2 tuần tại ĐH Queensland (Australia), chị Mùi đã được học các kiến thức về Quản trị, lãnh đạo trường ĐH, cách thức lập dự án chiến lược, cách ứng dụng những kiến thức đã học. Khi trở về Việt Nam, trước những khó khăn và thực trạng tại đơn vị công tác, PGS.TS Đỗ Thúy Mùi đã xây dựng dự án chiến lược “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH) cho SV khoa Sử Địa”.

    Mục tiêu cơ bản của chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả NCKH cho SV ở khoa, nhất là những SV dân tộc thiểu số và SV nữ. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng của Trường ĐH Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay.

    Trong quá trình thực hiện dự án, chị Mùi và các đồng nghiệp đã tham vấn của các bên liên quan. Sau đó xây dựng và hoàn thiện dự án. Hàng tháng cố vấn chương trình cũng như ban quản lý lớp học luôn theo dõi quá trình học tập và triển khai dự án của chị Thúy Mùi. Thường cuối mỗi tháng, chị Thúy Mùi báo cáo tiến độ thực hiện dự án qua thư điện tử, sau đó, có buổi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cố vấn của dự án.

    [​IMG]

    Giờ học của SV khoa Sử - Địa Trường ĐH Tây Bắc

    Tư vấn vượt đại dương, tiếp sức mạnh cho sinh viên

    Chị Thúy Mùi kể: Nhóm chúng tôi có buổi gặp gỡ tiếp xúc với người cố vấn, hỗ trợ cho dự án ứng dụng - TS.Thoa Harring. Với sự nhiệt huyết, trí tuệ, TS. Thoa Harring đã góp ý cho các dự án ứng dụng nhiều điều khá bổ ích. Đặc biệt, cô Thoa Harring còn dành thời gian tiếp xúc nói chuyện với các em sinh viên K57 Đại học Sư phạm Địa lý, là đối tượng trực tiếp trong dự án ứng dụng của tôi.

    Các em được TS Thoa Harring trò chuyện và tư vấn thêm cho nhiều vấn đề trong nghiên cứu khoa học, nhất là ý chí và sự tự tin trong nghiên cứu khoa học. Buổi tư vấn, trao đổi vượt đại dương đó đã tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho các sinh viên để nghiên cứu những vấn đề mới.

    Khi thực hiện dự án, chị Thúy Mùi và nhóm đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Số lượng SV ít đi nên giảng viên cần năng động, khuyến khích, có những gợi ý các hướng nghiên cứu, trao đổi cho SV. Chị Mùi đến tận nơi động viên, gợi đề tài nghiên cứu, cung cấp cho các em nguồn tài liệu cần thiết, quan tâm đến tiến độ nghiên cứu, kịp thời gỡ khó cho SV trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

    Cùng đó, giải quyết bài toán chất lượng học tập nghiên cứu của SV chưa cao, chị Mùi dành thời gian cho SV, hướng dẫn tỉ mỉ, nhiệt huyết để truyền cảm hứng cho SV. Chị tổ chức các hội thảo cho các nhóm SV để các em có thể tìm ra giải pháp trong NCKH.

    [​IMG]

    PGS.TS Đỗ Thúy Mùi nhận chứng chỉ sau khóa tập huấn về Quản trị và lãnh đạo Trường ĐH từ chuyên gia Trường ĐH Queensland

    Kết quả khả quan

    Từng phụ trách mảng NCKH của khoa hơn 4 năm, chị Mùi luôn gần gũi và hiểu rõ năng lực, sở trường của SV. Chị thường xuyên trao đổi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của sinh viên, đặc biệt trong quá trình các em nghiên cứu khoa học. Có nhiều giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ đam mê NCKH đã trao đổi với chị Mùi, trên cơ sở đó có được các hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho cả sinh viên và giảng viên nhận đề tài nghiên cứu.

    Tính đến nay, dự án của chị Thúy Mùi đã đạt được một số kết quả nhất định. Năm học 2018 – 2019, sau khi thực hiện dự án, từ chỗ chỉ có 4 đề tài NCKH, khoa Sử - Địa đã có thêm 3 đề tài NCKH của các em SV là người dân tộc thiểu số và sinh viên nữ. Có 2 nhóm SV có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học: Bài báo của Su Mù Phớ - nữ SV dân tộc Hà Nhì ở một huyện vùng cao ở tỉnh Điện Biên về đề tài “Phát triển nông nghiệp 4.0 trên địa bàn tỉnh Sơn La” được đăng trên tạp chí khoa học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Và bài báo của SV Hoàng Văn Vũ – SV dân tộc Thái, thực hiện đề tài về “Phát triển nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở tỉnh Sơn La”.

    Đây là những đề tài nghiên cứu theo hướng mới và rất cần thiết với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chị Mùi và các đồng nghiẹp đã thổi lửa cho SV nhiệt huyết nghiên cứu, tiếp cận với công nghệ mới. Thời gian đầu thầy cô còn chuyển tài liệu cho sinh viên đọc, nhưng dần dà, chính sinh viên cũng rất hứng thú với đề tài nghiên cứu, tự mình tìm tòi, phân tích số liệu, chủ động trong nghiên cứu khoa học.

    Với chị Mùi, đây chính là điều tuyệt vời của dự án, đề các sinh viên không chỉ có kỹ năng nghiên cứu khoa học mà còn có tư duy khoa học trong các công việc thường ngày, trong việc sắp xếp cuộc sống của mình.


    “Ở khoa chúng tôi, SV từ năm thứ nhất trở đi, nếu đủ tự tin có thể đăng ký đề tài NCKH cấp khoa. SV từ năm thứ 3 được NCKH cấp trường. Trước đây, nhà trường giao các chỉ tiêu và có công văn về khoa cho SV đăng ký. Đa số các em không mặn mà với việc này. Chúng tôi nhận ra để SV tự tin hơn, mỗi giảng viên cần động viên, khuyến khích cho các SV, cùng trao đổi, thảo luận tìm hướng nghiên cứu cho SV, đôi lúc phải “cầm tay chỉ việc”. Có như vậy, SV mới tự tin đăng ký với nhà trường đề tài NCKH.” – PGS. TS Đỗ Thúy Mùi


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này