'Mỗi con dân đất Việt luôn nhớ về Hoàng Sa' Chiều 17-1, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng dẫn đầu đoàn UBND huyện Hoàng Sa đã đến thăm hỏi gia đình các nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa nhân sự kiện 45 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo này của Việt Nam (19-1-1974). Theo đó, đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà gia đình các nhân chứng Trần Văn Sơn, Nguyễn Văn Cúc và Nguyễn Văn Dữ, đồng thời đến thắp hương tri ân, thăm hỏi gia đình nhân chứng Lữ Điều (SN 1926, đã mất). Đoàn UBND huyện Hoàng Sa đến thăm hỏi gia đình nhân chứng Trần Văn Sơn. Ảnh: T.AN 45 năm trôi qua, nhưng mỗi lần nhắc về quần đảo Hoàng Sa, ông Sơn vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động. "Chúng ta phải nhắc hoài, nhắc mãi để thế hệ sau không bao giờ được quên nỗi đau Hoàng Sa. Đó là mảnh đất cha ông ta đã hy sinh bao xương máu mới có được, còn họ chỉ là những kẻ đi xâm chiếm. Dù năm năm, mười năm, trăm năm hay một nghìn năm thì chúng ta phải lấy lại bằng được một phần máu thịt của Tổ quốc", ông bùi ngùi. Bùi ngùi, xúc động, đó cũng là tâm trạng của ông Nguyễn Văn Cúc trong những ngày này. Ông chính là một trong những người bị Trung Quốc bắt giữ sau khi quân đội nước này cưỡng chiếm trái phép quần đảo ngày 19-1-1974. "Thế hệ sau này có thể không biết, không nhớ nhưng chừng nào anh còn làm (Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng- PV), tôi còn sống thì chúng ta còn phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để nói cho thế giới biết Hoàng Sa là của Việt Nam!", ông chia sẻ. Ông cũng bày tỏ nguyện vọng một ngày nào đó được trở lại Hoàng Sa để nhìn lại mảnh đất đã gắn liền với một phần một tuổi trẻ của mình. Nhân chứng Nguyễn Văn Cúc cho hay, chừng nào còn sống, các ông sẽ còn lên tiếng để cả thế giới biết rằng Hoàng Sa là của Việt Nam! Ảnh: T.AN Chia sẻ với tâm tư của các nhân chứng Hoàng Sa, ông Võ Ngọc Đồng cho hay không chỉ bản thân ông mà nhiều người vẫn luôn khắc cốt ghi tâm về ngày 19-1-1974, đau đáu rằng phải làm điều gì đó để mỗi con dân đất Việt luôn nhớ về Hoàng Sa. Vì chừng nào còn nhớ thì Hoàng Sa vẫn còn là của Việt Nam. "Dù quần đảo Hoàng Sa đang bị ngoại bang chiếm nhưng chúng ta phải nuôi hy vọng, đời mình không được thì phải nhắc nhở đời con, đời cháu mình luôn luôn ghi nhớ để một lúc nào đó đưa Hoàng Sa trở về với đất mẹ Việt Nam", ông Đồng bày tỏ. Theo kế hoạch, UBND huyện Hoàng Sa tiếp tục đi thăm hỏi gia đình các nhân chứng Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng và Quảng Nam trong hai ngày 18-1 và 19-1. Trưng bày gần 300 bài báo, tư liệu về Hoàng Sa (PLO)- Ngày 12-9, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), UBND huyện Hoàng Sa đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tư liệu báo chí về Hoàng Sa” năm 2018. Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam! (PL)- “Hoàng Sa là máu, là thịt của Việt Nam! Dù có 10 năm, trăm năm hay ngàn năm sau thì con dân đất Việt vẫn luôn khắc cốt ghi tâm điều này” - ông Trần Văn Sơn (72 tuổi, nhân chứng Hoàng Sa) quả quyết. Hoàng Sa luôn là phần máu thịt của Tổ quốc (PL)- “Mặc dù bị cưỡng chiếm từ đầu năm 1974 nhưng Hoàng Sa mãi là lãnh thổ thiêng liêng, một phần máu thịt của Tổ quốc, một huyện đảo của TP Đà Nẵng”. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .