Một ngôi nhà mang kiến trúc cổ đã xuống cấp trầm trọng ở phố cổ Bao Vinh - Ảnh: NHẬT LINH Tại phiên chất vấn HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế sáng 7-12, đại biểu Nguyễn Văn Thạnh (thị xã Hương Trà) đã gửi đến kiến nghị của cử tri về việc người dân ở phố cổ Bao Vinh hiện vô cùng khó khăn trong việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa do vướng quy hoạch bảo tồn phố cổ. Trả lời chất vấn, ông Hoàng Hải Minh - giám đốc Sở Xây dựng - cho biết theo khảo sát thì hiện ở phố cổ Bao Vinh còn hơn 30 ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống. Hầu hết các căn nhà này có nguy cơ xuống cấp. Ông Minh cho biết trong đề án Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương cũng đã đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của phố cổ Bao Vinh. Cụ thể, sẽ bảo tồn tổng thể phố cổ thông qua việc tái sử dụng những ngôi nhà truyền thống này, tạo không gian buôn bán các mặt hàng của các làng nghề truyền thống ở đây. Ngoài ra cũng sẽ bổ sung các quy định, chính sách bảo tồn nhà truyền thống và quy định hình thức, ngôn ngữ, màu sắc của những ngôi nhà này sao cho phù hợp với không gian phố cổ. Cũng theo đề án này, khu phố cổ Bao Vinh sẽ trở thành không gian đi bộ của Huế. Trong không gian khu đi bộ sẽ có quảng trường, bến thuyền nhằm thu hút du khách đến đây tham quan và tổ chức lễ hội. "Đề án cũng quy hoạch bãi đỗ xe kết hợp với khu vực đầu cầu Bao Vinh, dọc đường Đặng Tất để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách" ông Minh nói. Bên trong một căn nhà cổ ở phố cổ Bao Vinh đang xuống cấp trầm trọng - Ảnh: NHẬT LINH Chất vấn thêm phần trả lời của ông Minh, đại biểu Huỳnh Trường Hợi - phó trưởng Ban Ngân sách, kinh tế HĐND tỉnh - nói rằng thực tế ở phố cổ Bao Vinh hiện chỉ có khoảng 10 ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống chứ không phải 30 như ông Minh nói. Trong đó có 6 ngôi nhà mang kiến trúc cổ, 4 ngôi nhà mang kiến trúc Pháp. Ông Hợi cũng nói rằng hầu hết những ngôi nhà ở phố cổ Bao Vinh đã không còn được như xưa do người dân tự ý chỉnh sửa, xây mới theo nhu cầu thực tế của đời sống. "Hiện nhiều người dân ở Bao Vinh rất khó khăn nhưng cũng không bán được nhà vì không ai dám mua dù giá rất rẻ. Nguyên nhân là do nhà cửa nằm trong khu vực đỏ của quy hoạch phố cổ nên không được phép xây mới." ông Hợi nói. Cũng theo ông Hợi, theo đề án xây dựng bãi đỗ xe ở phố cổ Bao Vinh để phục vụ cho không gian đi bộ là hoàn toàn bất khả thi. Nguyên nhân là ở Bao Vinh hiện không còn quỹ đất để xây bãi đỗ xe. Ông Hợi cũng nhấn mạnh rằng ở Bao Vinh hiện không còn làng nghề thủ công mỹ nghệ nào gọi là truyền thống để phục hồi. "Hầu như UBND tỉnh không quan tâm đến phố cổ Bao Vinh. Tôi đề nghị HĐND tỉnh xem xét lại có nhất thiết cần có đề án quy hoạch phố cổ Bao Vinh nữa hay không?" ông Hợi nói. Ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao, cho rằng cần phải có những chính sách hỗ trợ cho những hộ dân đang sở hữu nhà cổ ở Bao Vinh. Theo ông Dũng, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ cho chủ nhân những ngôi nhà rường cổ ở TP Huế, ở Phước Tích thì cũng nên có những chính sách đó ở Bao Vinh nhằm khuyến khích người dân tham gia vào việc bảo tồn. Phố cổ Bao Vinh nằm ở xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, cách TP Huế khoảng 4km về phía Đông Bắc. Đây là khu phố cổ được biết đến với nhiều công trình kiến trúc gắn liền với thương cảng Thanh Hà - một trong những cửa ngõ giao thương với nước ngoài lớn nhất Đàng Trong thời chúa Nguyễn. Năm 2003, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành quyết định triển khai quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy đô thị cổ Bao Vinh. Trong đó quy hoạch chi tiết toàn bộ khu phố với diện tích 8ha. Sau khi quyết định trên được ban hành, UBND xã Hương Vinh đã không cho phép xây dựng nhà mới trong phố cổ. Hiện khu phố còn khoảng 10 ngôi nhà cổ và tình trạng đều đang mục nát. Tìm lại phố cảng Bao Vinh TTO - Hẹn hò mãi, cuối cùng cũng đến được Bao Vinh, khu phố cổ lẫy lừng danh tiếng thuở nào xứ Đàng Trong, ngay cạnh kinh thành Huế. Có mấy người khách còn nhớ và muốn tìm về một B Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .