Công ty Thiết kế web

3 chữ C tóm lược kết quả giáo dục Việt Nam

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 17/8/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Sử dụng 3 chữ C để tóm lược những kết quả nói trên, chữ C đầu tiên, theo PGS Lê Anh Vinh là “Cam kết”. Theo đó, GD&ĐT luôn là quốc sách hàng đầu trong các văn bản chiến lược. Mức đầu tư công của Việt Nam đối với giáo dục luôn bảo đảm 20% tổng chi, khoảng 5.8% GDP, nằm trong mức cao so với các nước trong khu vực.

    Chữ C thứ hai là “Công bằng”. Đây là điểm mạnh của giáo dục Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Chúng ta đã đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học từ những năm 2000, cấp THCS vào năm 2010 và phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017. Tỉ lệ nhập học của học sinh có điều kiện khó khăn, dân tộc thiểu số cũng ngày càng được cải thiện.

    Chữ C thứ ba là “Chất lượng”: Các kết quả của Việt Nam trong các kì đánh giá quốc tế PISA, hay trong các cuộc thi Olympic các môn khoa học hàng năm là minh chứng cho chất lượng của giáo dục phổ thông chúng ta.

    Tuy nhiên, cũng theo PGS Lê Anh Vinh, giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù đạt kết quả cao trong các kì thi đánh giá quốc tế, học sinh Việt Nam các cấp vẫn bị đánh giá là thiếu hụt về kĩ năng và động lực học tập, do sự chênh lệch giữa giáo dục trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn. Giáo dục đạo đức, lối sống cũng là một chủ đề nóng, được quan tâm trong thời gian gần đây.

    “Đấy không chỉ là vấn đề chỉ trong phạm vi của nhà trường, mà của cả gia đình và toàn xã hội. Chắc chắn chúng ta cần chung tay để giải quyết các vấn đề này” – PGS Lê Anh Vinh nhấn mạnh.

    Đặt câu hỏi chúng ta kì vọng điều gì trong thời gian tới, PGS Lê Anh Vinh cho rằng: Chúng ta mong muốn xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, mang đến cho mỗi người dân cơ hội học tập suốt đời để có thể khám phá và phát huy tối đa năng lực bản thân, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Chúng ta hy vọng vào một nền giáo dục có thể khơi gợi toàn bộ tiềm năng cá nhân. Và điều đó có nghĩa hệ thống giáo dục của chúng ta phải được thiết kế đa dạng và có khả năng phân hoá cho các đối tượng người học.

    Chúng ta cần một nền giáo dục có thể đáp ứng được yêu cầu của thế giới hiện đại. Chúng ta mong muốn những công dân Việt Nam sáng tạo, có khả năng thích nghi và thích ứng cao.

    Những yêu cầu đó chỉ có thể đạt được qua những trải nghiệm giáo dục mang tính cá nhân hoá, nhằm tập trung phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân.

    [​IMG]

    Diễn đàn Giáo dục Việt Nam (Educamp 2019)

    Diễn dàn giáo dục Việt Nam, Educamp 2019 với chủ đề những viễn cảnh giáo dục mới do Trung tâm phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia phối hợp với Câu lạc bộ Giáo dục mới đồng tổ chức.

    Sự kiện tập trung một đông đảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia giáo dục, các doanh nhân, các anh chị phụ huynh, các thầy cô giáo, và các nhà quản lý giáo dục để cùng thảo luận và chia sẻ tầm nhìn về tương lai của giáo dục.

    Diễn đàn được tổ chức vào một thời điểm rất quan trọng – bắt đầu năm học mới 2019 – 2020. Đây được coi là năm học bản lề cho những đổi mới căn bản trong trường học dưới tác động của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới kể từ năm 2020. Bên cạnh đó, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đơn vị đồng tổ chức diễn đàn này, cũng được Bộ GD&ĐT giao một nhiệm vụ quan trọng là xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này