Công ty Thiết kế web

3 người ngộ độc nhập viện sau khi ăn cá mó biển

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi postbai, 28/6/20.

  1. postbai

    postbai New Member

    Mới đây, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) tiếp nhận hai người trong một gia đình có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn cá mó biển tại một nhà hàng. Cụ thể, anh NTH (39 tuổi, ngụ quận 2) nhập viện trong tình trạng mệt, đau cơ, khó thở, tay chân tê bì.

    Qua thăm khám và khai thác bệnh sử, các bác sĩ thấy bệnh nhân có tình trạng hủy cơ nhiều nên nghĩ đến khả năng bị ngộ độc chất palytoxin. Các bác sĩ Khoa Bệnh Nhiệt đới đã hội chẩn với Khoa Nội thận tại BV và quyết định cho bệnh nhân lọc thận để lọc bỏ độc chất ra khỏi cơ thể.

    BS Nguyễn Thị Ngát, Khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy cho biết bản thân con cá không gây ngộ độc mà nó ăn những vi sinh vật chứa độc chất palytoxin sống ở các rạn san hô.

    [​IMG]

    Anh H. nhập BV Chợ Rẫy để điều trị sau khi ăn cá mó biển. Ảnh: HL

    Chất độc tích tụ càng nhiều ở những con cá lớn ăn cá nhỏ ăn vi sinh vật chứa độc chất, đặc biệt ở các cơ quan nội tạng như lòng, gan, mật, cơ quan sinh dục. Khi người ăn phải liều lượng độc chất palytoxin này nhiều sẽ gây ngộ độc với triệu chứng điển hình là hủy cơ. Quá trình hủy cơ tạo ra chất độc dẫn đến suy thận và các cơ quan khác cho bệnh nhân.

    Anh H. kể lại cách nhập viện 6 tiếng, anh cùng gia đình ăn tối tại một nhà hàng. Thực đơn chính là một con cá mó biển to, riêng phần đầu đã nặng hơn 4kg. Anh H. chủ yếu ăn phần đầu và bộ lòng.


    “Ăn vào tầm 7 - 8 giờ tối thì về tầm 1 - 2 giờ sáng, tôi có triệu chứng nhức mỏi ở cổ, sau lan xuống bả vai, cảm giác phần ngực cơ bị bó lại, rất khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi nên tôi nhập viện”, anh H. nhớ lại.

    Ngoài anh H., mẹ vợ anh cũng nhập BV Chợ Rẫy và một người chú vào BV Nhân dân Gia Định với biểu hiện tương tự nhưng nhẹ hơn.

    [​IMG]

    Loại cá mó biển anh H. và gia đình cùng ăn. Ảnh: HL

    Theo BS Ngát, tại khoa Bệnh Nhiệt đới hằng năm tiếp nhận 15-20 ca ngộ độc sau khi ăn các loại hải sản như ăn cá nóc, ăn trúng con so mà nghĩ là con sam, một số hải sản không rõ nguồn gốc. Ngoài ngộ độc palytoxin, một độc chất thần kinh khác thường gặp là tetrodotoxin gây suy hô hấp nặng, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Các loại chất độc này không bị phân hủy dù nấu chín ở nhiệt độ cao.

    Do đó, BS Ngát khuyến cáo sau khi ăn hải sản, nếu có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa, đau cơ, khó thở, tê bì tay chân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. BS cũng khuyến cáo người dân nên ăn những loại hải sản đã biết rõ nguồn gốc. Khi chế biến các loại cá to, nên loại bỏ phần da, bộ phận nội tạng cá là nơi có thể chứa nhiều độc chất nhất.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này