https://hauionline.edu.vn Pin vào smartphone chậm do khá nhiều nguyên nhân, có thể vì sạc hỏng, chân sạc trên smartphone có vấn đề,... Vậy còn những nguyên nhân nào mà bạn chưa biết? Cùng theo dõi và thực hiện ngay 4 phương pháp sau tăng tốc sạc pin của bạn lên nhé! Sạc chập chờn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến pin của smartphone, ngoài ra phần nào cũng liên lụy đến các bộ phận khác và độ ổn định của máy. 1. Kiểm tra và vệ sinh cổng sạc Sau một khoảng thời gian sử dụng, nếu thiết bị không được vệ sinh thường xuyên, bụi sẽ gây cản trở đến hiệu năng hoạt động của bộ phận trên smartphone. Do đó, nếu xảy ra tình trạng sạc chậm hay không vào, bạn nên kiểm tra và vệ sinh cổng sạc bằng các công cụ vệ sinh nhỏ như bông y tế, tăm, hay que chọc sim,... Lưu ý: Trước khi vệ sinh, thiết bị cần được tắt nguồn để tránh gây chập mạch, ảnh hưởng đến máy. 2. Tắt điện thoại hoặc chuyển sang chế độ tiết kiệm pin khi sạc Tình trạng pin sạc vào chậm có thể do thiết bị đang được hoạt động với cường độ cao trong quá trình sạc, như người dùng "chiến" các game nặng, bật 4G liên tục,... Bạn nên để thiết bị hoạt động ở trạng thái bình thường, tránh việc sử dụng smartphone trong khi sạc. Điều này vừa tốt cho máy, vừa tránh được các nguy hiểm không đáng có. 3. Sử dụng cáp "xịn" Nếu thiết bị của bạn nhận nguồn sạc 2A, tuy nhiên sợi cáp chỉ hỗ trợ mức tối đa là 1A thì chắc chắn tình trạng sạc chậm sẽ xuất hiện. Và đôi khi, cáp sạc bị gãy cũng là một phần nguyên nhân gây ra sự cố này. Bạn nên đổi thử một sợi cáp khác xem tình hình có đỡ hơn không. 4. Hiệu chỉnh dung lượng pin Với các smartphone hiện nay, sau một thời gian dài sử dụng nếu không được hiệu chỉnh lại dung lượng pin, viên pin trên smartphone có thể hoạt động không tốt và đo sai dòng điện sạc. Vậy hiệu chỉnh dung lượng Pin như thế nào? Để hiệu chỉnh dung lượng pin, trước hết bạn cần tắt máy, sạc thiết bị đến 100%, và tiếp tục để tình trạng sạc pin trong 1 giờ nữa rồi rút sạc. Sau đó sử dụng thiết bị cho đến khi pin cạn hẳn, đợi nhiệt độ trên smartphone ở mức bình thường rồi cắm sạc cho đến khi pin đầy. Lưu ý: Bạn không nên thực hiện điều này liên tục, vì có thể sẽ không giúp ích lại còn gây hại cho viên pin của bạn. Nếu 4 phương pháp trên vẫn không cải thiện được tình hình, có lẽ bạn nên đưa smartphone của mình đến các trung tâm bảo hành để kiểm tra và sửa chữa. Đừng để tình trạng này tiếp diễn quá lâu nếu không muốn viên pin trở nên ngày một "chai" đi. Xem thêm: 90% người dùng iPhone chưa từng biết đến những tính năng sau 5 tính năng hấp dẫn phải biết khi sử dụng Messenger