Công ty Thiết kế web

4P trong marketing là gì? Làm thế nào để triển khai 4P hiệu quả

Thảo luận trong 'Các loại sản phẩm/dịch vụ khác' bắt đầu bởi Onions.245, 26/4/23.

  1. Onions.245

    Onions.245 New Member

    4P trong marketing là gì? Làm thế nào để triển khai 4P hiệu quả

    Khái niệm 4P trong Marketing là gì? Đối với những bạn đã học hoặc đang làm về marketing thì chắc hẳn không còn quá xa lạ. Tuy nhiên với các bạn mới hoặc đang tìm hiểu về marketing thì chắc chắn là một điều gì đó mới mẻ.

    4P trong Marketing
    4P trong marketing bao gồm Product, Price, Place, Promotion. Với mỗi chữ P đều mang vai trò quan trọng trong kế hoạch marketing của bất kỳ doanh nghiệp.

    Product
    Product (sản phẩm) trong marketing trả lời cho việc doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm/dịch vụ gì để làm hài lòng nhu cầu của khách hàng.

    Một vài điểm khi thiết kế sản phẩm mà bạn cần quan tâm bao gồm:

    • Sản xuất theo đơn đặt hàng tùy nhu cầu của khách hàng hoặc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau cho mọi khách hàng.
    • Thể loại sản phẩm: hàng tiện lợi, hàng mua sắm, hàng hóa đặc biệt, hàng hóa thụ động.
    • Sản phẩm mới hay sản phẩm đã tồn tại trên thị trường. Nếu đó là sản phẩm mới thì bạn cần phải giáo dục thị trường, khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Còn nếu bạn đang tạo ra bản cải tiến cho sản phẩm, bạn cần cho thấy điểm tốt hơn của sản phẩm so với đối thủ.
    • Kiểm tra sản phẩm. Hãy đảm việc sản phẩm tung ra thị trường không mắc bất kỳ lỗi nào, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
    Price
    Price hay giá bán của sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu tới khách hàng. Giá bán ảnh hưởng rất lớn tới số lượng bán và sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

    Giá bán của sản phẩm có thể được xác định dựa trên: chi phí của sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí marketing, và một số chi phí khác); giá bán của đối thủ cạnh tranh; định giá theo cảm nhận của khách hàng.

    Một vài câu hỏi quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn xác định mức giá bán cho sản phẩm của mình như:

    • Giá trị mà sản phẩm cung cấp tới khách hàng là gì?
    • Giá bán của thương hiệu có cao hơn hay thấp hơn đối thủ hay không?
    • Phương thức thanh toán cho sản phẩm như thế nào?
    • Có nên giảm giá cho một phân khúc khách hàng xác định không?
    [​IMG]


    >>>>> Xem thêm: Marketing truyền thống có còn hiệu quả hiện nay?

    Place
    Place hay kênh phân phối, yếu tố này ảnh hưởng tới việc khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm của bạn ở đâu.

    Một chiến lược kênh phân phối hiệu quả khi khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy và mua sản phẩm của thương hiệu.

    Kênh phân phối là nơi mà bạn sẽ bán sản phẩm của mình, có thể là: bán trực tiếp cho khách hàng tại cửa hàng của thương hiệu, bán hàng thông qua nhà phân phối, bán hàng qua internet, v.v.

    Việc kênh phân phối có đảm bảo rằng khách hàng thuận tiện mua hàng là yêu cầu rất quan trọng với mỗi marketer.

    Quản trị kênh phân phối liên quan đến hoạt động quản lý 10 dòng chảy trong kênh bao gồm:

    • Dòng thông tin
    • Dòng tài chính
    • Dòng xúc tiến
    • Dòng phân phối
    • Dòng đàm phán
    • Dòng thanh toán
    • Dòng thanh toán
    • Dòng chuyển quyền sở hữu
    • Dòng san sẻ rủi ro
    • Dòng thu hồi bao gói.
    Một hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và gia tăng thị phần của mình.

    Promotion
    Promotion là hình thức quảng bá sản phẩm đến công chúng mục tiêu. Chữ P thứ tư này trong kế hoạch marketing ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp.

    Trước khi khách hàng mua sản phẩm bạn, chắc chắn họ phải biết về sản phẩm của bạn, tin tưởng rằng sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Để làm được điều này, chữ P – Promotion có vai trò vô cùng quan trọng.

    Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 6 công cụ dưới đây hoặc có thể tích hợp 6 công cụ với nhau để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất.

    • Bán hàng cá nhân
    • Xúc tiến bán
    • Marketing tương tác
    • Marketing trực tiếp
    • Quảng cáo
    • Quan hệ công chúng

    Ưu và nhược điểm của chiến lược 4P trong Marketing
    Ưu điểm
    Tương tác dễ dàng với khách hàng: bằng các kênh truyền thông xã hội, doanh nghiệp của bạn sẽ biết được phản ứng của khách hàng về thương hiệu của bạn là tích cực hay tiêu cực. Nếu doanh nghiệp của bạn nhận được sự tương tác mạnh mẽ theo hướng tích cực cho thấy chiến lược của bạn tiếp cận tốt với người tiêu dùng và đang đi đúng hướng .

    Đo lường các thông số dễ dàng hơn: với sự tiến bộ của kỹ thuật và internet, doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng đo lường được các thông số chi tiết hơn. Thông qua các số liệu được đo lường sẽ tạo động lực cho các chiến lược tiếp theo được đi đúng hướng.

    Dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu: việc tiếp cận với khách hàng mục tiêu không còn là vấn đề vì hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ trong marketing hơn.

    Nhược điểm
    Tạo cảm giác phiền nhiễu cho khách hàng: nếu bạn là khách hàng chắc hẳn bạn cũng sẽ rất khó chịu khi mà những thông tin bạn tìm kiếm trên internet đều bị theo dõi và gợi ý.

    Dễ bị bỏ qua: bạn nên cân nhắc khi quảng cáo trên các phương tiện truyền thông vì một khi người dùng chuyển trang hay lướt nhanh qua các thông tin thì quảng cáo của bạn sẽ bị bỏ lỡ.


    Tính cạnh tranh khốc liệt: để không bị bỏ lại phía sau đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải luôn đổi mới liên tục, sáng tạo không ngừng để không bị tụt hậu so với các đối thủ. Bên cạnh đó, các yếu tố như nguồn lực tài chính và nhân sự cũng rất quan trọng.

    Hy vọng bài viết này GoACADEMY đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Giúp bạn hiểu rõ hơn về 4P trong Marketing và cách để phát triển mô hình 4P trong Marketing hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công.
     

trang này