Nhôm định hình là loại hợp kim của nhôm nhưng có thêm crom và các hóa chất để nâng cao chất lượng sản phẩm lên một cách bền bĩ lâu dài mà giá cả lại rẻ hơn. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin thú vị về nhôm định hình. 1. Nhôm định hình được sản xuất nhiều và rẻ vì là kim loại có nhiều trong vỏ Trái đất: Nhôm là kim loại dồi dào trên thế giới, nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 270 loại khoáng vật khác nhau. Quặng chính chứa nhôm là bô xít. Còn nhôm định hình sau khi thêm các chất như crom và silic, ... sẽ gia tăng tính trơ và không gỉ, thích hợp cho việc xây dựng các vật liệu siêu nhẹ, khả năng chống ăn mòn sẽ tăng lên hơn lớp oxit bảo vệ bên ngoài. 2. Nhôm từng có giá trị cao hơn vàng bạc: Trước năm 1880, nhôm có giá trị rất cao, hơn cả vàng và bạc. Nguyên do của việc này chính là và thời điểm đó, khoa học chỉ mới có cách tách những mẫu nhôm rất nhỏ. Một vài dẫn chứng cụ thể là việc Napoleon III - tổng thống Pháp cho dùng dụng cụ ăn uống bằng nhôm khi tiếp đón các vị khác quan trọng nhất; vua Đan Mạch đội vương miện bằng nhôm và các quý bà ở Paris thường đeo trang sức và sử dụng ống nhòm bằng nhôm nhằm thể hiện sự giàu có. Mãi đến năm 1886 nhờ có phát minh của quy trình Hall-Héroult năm 1886 đã làm cho việc sản xuất nhôm từ khoáng chất trở thành không đắt tiền và ngày nay nó được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Còn nhôm định hình là một phát kiến của các nhà khoa học sau khi nhận thấy những thành tựu khoa học trọng việc sản xuất các hợp kim của sắt nên từ đó họ cố gắng sáng tạo một loại vật liệu đảm bảo nhiều tính năng giúp giảm chi phí như nó. Băng tải 3. Hấp thụ nhiệt tốt nên dùng nhiều trong sản xuất kinh doanh: Nhôm định hình được sử dụng nhiều trong các băng chuyền, băng tải vì tính dẫn nhiệt của nhôm rất cao. Ưu tiên nhất là dùng làm bộ phận tỏa nhiệt cho các loại máy móc, công nghệ. Nó cũng được dùng trong các đường dây tải điện dù khả năng dẫn chỉ bằng 60% của đồng nhưng hiệu quả chống quá tải điện rất cao và hiệu quả. 4. Sử dụng để phủ lên bề mặt thủy tinh nhiều hơn bạc vì không làm hư gương: Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều đến các phản ứng tráng bạc nhưng không ngờ rằng nhôm cũng làm được điều tương tự vì khi nhôm được bay hơi trong chân không, nó tạo ra lớp bao phủ phản xạ cả ánh sáng và bức xạ nhiệt. Các lớp bao phủ này tạo thành một lớp mỏng của ôxít nhôm bảo vệ, nó không bị hư hỏng như các lớp bạc bao phủ vẫn hay bị. Trên thực tế, gần như toàn bộ các loại gương hiện đại được sản xuất sử dụng lớp phản xạ bằng nhôm trên mặt sau của thủy tinh. Các gương của kính thiên văn cũng được phủ một lớp mỏng nhôm, nhưng là ở mặt trước để tránh các phản xạ bên trong mặc dù điều này làm cho bề mặt nhạy cảm hơn với các tổn thương vật lý như bể vỡ. 5. Dùng trong chế tạo máy móc và các vật liệu cần tính bền và những ứng dụng đặc biệt: Các tính chất vật lý của nhôm đều làm các nhà khoa học ứng dụng vào tăng hiệu quả cho nhôm định hình; từ sản xuất ô tô, máy bay, tàu hỏa, đến các tâm khinh khí cầu vì dẫn nhiệt khiến nó bay cao hơn mà không cần dùng quá nhiều chất đốt gây hỏa hoạn. Nhôm dạng bột thông thường được sử dụng để tạo màu bạc trong sơn. Các bông nhôm có thể cho thêm vào trong sơn lót, chủ yếu là trong xử lý gỗ — khi khô đi, các bông nhôm sẽ tạo ra một lớp kháng nước rất tốt. Giúp xây dựng các tấm ray, đường băng chuyền vì tính nhẹ và dễ uốn thành các hình theo yêu cầu khách hàng với giá cả phải chăng nên doanh nghiệp sản xuất nhôm định hình rất ưu tiên cho nó. 6. Dễ tái chế: Sự tái chế nhôm từ các phế thải đã trở thành một trong những thành phần quan trọng của công nghiệp luyện nhôm và hợp kim nhôm. Việc tái chế đơn giản là nấu chảy kim loại, việc sử dụng nhôm tái chế sẽ giảm chi phí hơn rất nhiều so với sản xuất từ quặng. Việc tinh chế nhôm tiêu hao nhiều điện năng; việc tái chế chỉ tiêu hao khoảng 5% năng lượng để sản xuất ra nó trên cùng một khối lượng sản phẩm. Mặc dù cho đến đầu thập niên 1900, việc tái chế nhôm đã không còn là một lĩnh vực mới. Sau đó khi có sự bùng nổ của việc sử dụng nhôm để làm vỏ của các loại đồ uống, kể từ đó việc tái chế nhôm được đưa vào trong tầm chú ý của cộng đồng. Các nguồn tái chế nhôm bao gồm ô tô cũ, cửa và cửa sổ nhôm cũ, các thiết bị gia đình cũ, container và các sản phẩm khác. Trái với những gì hầu hết mọi người nghĩ, nhôm là loại có thể tái chế 100% và trong quá trình tái chế, nó giữ lại tất cả các đặc tính ban đầu của nó. Trong quá trình sản xuất, sử dụng kim loại tái chế sẽ hiệu quả hơn so với kim loại chính từ mặt đất và do đó, trong quá trình sản xuất, càng nhiều vật liệu tái chế được sử dụng càng tốt. Việc sử dụng nhôm định hình ở ngày nay càng phát triển vì gia tăng tiện lợi cho người dùng, khiến họ cảm thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra sau một thời gian dài được nghiên cứu và phát triển. Bản thân chúng tôi khi quan tâm đến loại vật liệu này cũng vì muốn nó đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng cho gia đình của họ.