Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM năm 2018 vẫn giữ được sự phát triển ổn định, đang trong chu kỳ phục hồi, tăng trưởng nhưng đã có dấu hiệu sụt giảm cả về nguồn cung dự án, sản phẩm nhà ở và số lượng giao dịch. Điểm lại chín sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản năm 2018. 1. Hơn 28.000 căn nhà được bán ra thị trường Sở Xây dựng đã trình UBND TP.HCM phê duyệt 124 dự án nhà ở thương mại, giảm 12,7% so với năm 2017. Sở cũng xác nhận 77 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai gồm có 28.316 căn nhà. Trong đó, có 27.166 căn hộ và 1.200 căn nhà thấp tầng, với tổng giá trị huy động vốn đạt 49.277 tỷ đồng. Các dự án tập trung nhiều nhất tại quận 2, quận 7, quận 9... Trong đó phân khúc cao cấp chiếm tỷ lệ 30%; trung cấp 45%; bình dân chiếm tỷ lệ 24,7%. Năm 2018, có 77 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. 2. Cháy chung cư Carina Plaza Vụ cháy tại tầng hầm chung cư Carina Plaza, Q.8,TP.HCM vào tháng 3-2018 gây hậu quả thảm khốc, làm chết 13 người, bị thương 51 người và thiệt hại nhiều tài sản. Sau vụ việc này, nhận thức và hành động về PCCC, an toàn cộng đồng của các chủ đầu tư dự án bất động sản, các doanh nghiệp vận hành nhà chung cư, ban ngành liên quan và cả cư dân đã thay đổi đáng kể. 3. Thu ngân sách từ đất gần 23.000 tỉ đồng Năm 2018, ước thu ngân sách từ đất khoảng 22.600 tỉ đồng. Trong đó, số thu tiền sử dụng đất là 13.868 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 9,32% tổng thu ngân sách. So với năm 2017, số thu ngân sách từ đất đã giảm khoảng 19%; số thu tiền sử dụng đất giảm khoảng 25%. Đáng nói, số thu ngân sách từ đất mà các doanh nghiệp và cá nhân còn nợ đến ngày 30-11-2018 lên đến 3.013 tỉ đồng. 4. Sốt ảo giá đất nền, đất nông nghiệp Trong năm qua xuất hiện hai đợt sốt ảo giá đất nền tự phát, đất nông nghiệp phân lô trái phép tại một số quận ven và huyện ngoại thành TP.HCM. Cơn sốt ảo giá đất nền tự phát, đất nông nghiệp phân lô trái phép còn xuất hiện tại khu vực xung quanh dự án sân bay Long Thành và ba khu vực dự kiến trở thành đặc khu kinh tế gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Sốt đất các quận, huyện TP.HCM và các tỉnh lân cận. Thủ phạm chính là giới đầu nậu và cò đất mà trong nhiều trường hợp đã móc nối với một số cán bộ cấp cơ sở để phân lô tách thửa tràn lan. Họ cung cấp những thông tin giả (hoặc thông tin nửa đúng nửa sai) về quy hoạch để thổi giá đất, kích động tâm lý đám đông, tạo sóng giả trên thị trường để trục lợi. 5. Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản Cả nước đạt hơn 6,5 tỉ USD đầu tư vào bất động sản, chiếm 21,3%, đứng thứ hai trong thu hút vốn FDI. Nhà đầu tư ngoại lớn nhất là Nhật Bản, tiếp đến là Hàn Quốc, Singapore và Trung quốc (Hongkong). Riêng tại TP.HCM, nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt hơn 1 tỉ USD. Năm 2018, nguồn kiều hối tăng mạnh, dự kiến cả nước sẽ đạt khoảng 15,9 tỉ USD. TP.HCM có thể đạt mức 5,2 tỉ USD năm 2018. Trong đó, khoảng 22% đầu tư vào thị trường bất động sản. 6. Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam gia tăng Theo HoREA, có hàng ngàn người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM, con số này liên tục gia tăng trong hai năm qua. Qua khảo sát, người nước ngoài thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản thường chọn thuê nhà ở trong khi người nước ngoài từ Hàn quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc lại có khuynh hướng mua nhà tại Việt Nam. Nhiều người nước ngoài mua căn hộ tại TP.HCM. Mới đây, Công ty CBRE công bố vấn đề người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM chiếm 31%, người Hongkong chiếm 10%. Đây chỉ là khách hàng của CBRE và chủ yếu trong phân khúc bất động sản cao cấp, trung cao cấp nên không phản ánh được toàn bộ tình hình thị trường nhà ở TP.HCM. 7. Tồn kho BĐS TP.HCM hơn 200.000 tỉ đồng Theo số liệu thống kê của 65 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán thì tổng giá trị hàng tồn kho đã lên đến 201.921 tỉ đồng. Hàng tồn kho theo kế hoạch của doanh nghiệp và trong quá trình phân phối, lưu thông là điều bình thường. Đáng quan tâm là nhóm hàng tồn kho đã đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được, vì có liên quan đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại trong vấn đề nợ xấu và an toàn tín dụng. Tranh chấp chung cư nổ ra càng nhiều. 8. Khoảng 100 chung cư có phát sinh tranh chấp TP.HCM có khoảng 1.000 chung cư và trong năm 2018 có khoảng 100 chung cư phát sinh tranh chấp. Có 34 chung cư có tranh chấp đến mức Sở Xây dựng phải xem xét giải quyết. Trong đó có khoảng 10 chung cư có tranh chấp gay gắt. Tranh chấp chủ yếu xoay quanh các vấn đề bàn giao, quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư, quỹ quản lý vận hành chung cư; sở hữu chung, sở hữu riêng, chất lượng công trình, an toàn phòng cháy chữa cháy... 9. Doanh nghiệp bất động sản “chết lâm sàng” tăng Trong 10 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố có gần 2.600 doanh nghiệp bất động sản đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, trong phạm vi cả nước, số doanh nghiệp bất động sản (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực môi giới) ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể trong 7 tháng đầu năm là 773, tăng 75%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cũng lớn nhất với mức tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .