Đây là một nội dung được Sở này lưu ý trong Kế hoạch phòng chống thiên tai, lụt bão và ứng phó với biến đổi khí hậu năm học 2019 – 2020. Ngoài lưu ý nói trên, Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch và triển khai phương án ứng phó với các loại hình thiên tai trên địa bàn với các chi tiết cụ thể trong công tác phòng, chống, ứng phó biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả do bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, mưa lớn, sạt lở đất do thiên tai gây ra; tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết và diễn tập theo phương án đã được duyệt. Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả). Xây dựng kế hoạch phổ biến tuyên truyền pháp luật về phòng, chống thiên tai lồng ghép giảng dạy chính khóa thông qua một số môn học như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý, giáo dục Quốc phòng-An ninh… với các vấn đề của địa phương đồng thời phục vụ tốt cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các đơn vị trường học. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức, học sinh, phụ huynh về ý thức phòng, chống rủi ro thiên tai; nâng cao năng lực tự tổ chức ứng phó sự cố thiên tai; tập huấn, diễn tập về công tác ứng phó với BĐKH&PCTT trong các nhà trường; phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai đến cán bộ, công chức, viên chức và học sinh. Cập nhật, theo dõi và báo cáo kịp thời các rủi ro thiên tai xảy ra trong và ngoài nhà trường, đồng thời rút kinh nghiệm trong toàn ngành. Thường xuyên kiểm tra, khảo sát trong địa bàn trường học để chặt bỏ những cành cây có khả năng nguy hiểm khi giông, bão đến; khảo sát các phòng học xuống cấp để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, đồng thời có biện pháp bảo vệ trường, lớp an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đổ khi có giông, gió, lốc xoáy xảy ra... Tại An Giang, hằng năm, khi vào mùa lũ có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1 - 2,5 m, thời gian ngập lụt từ 2 - 4 tháng; hiện tượng giông lốc, bão lũ, áp thấp nhiệt đới, sạt lở… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản và đời sống nhân dân, nhất là các huyện đầu nguồn (An Phú, Tân Châu, Phú Tân…). Bên cạnh đó, huyện vùng núi (Tri Tôn, Tịnh Biên) chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tác hại của biến đổi khí hậu: nhiệt độ tăng cao, hạn hán kéo dài, tình trạng dịch bệnh… Điều này gây khó khăn lớn đến cuộc sống của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .