Công ty Thiết kế web

Anh Grab Bike nhanh trí cứu kịp cô gái định nhảy cầu tự tử

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 9/4/20.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Anh Phong cho biết sẽ cố gắng làm việc nhiều hơn để lo cho vợ con, có thể giúp đỡ được những người xung quanh thêm yêu đời - Ảnh: NVCC


    Tối 8-4, phía Công ty Grab VN xác nhận người lái xe trong câu chuyện trên là anh Phạm Thanh Phong.

    "Anh hùng áo xanh"

    Đó là cách gọi của nhiều cư dân mạng trước hình ảnh anh Phong hớt hải chạy xe máy lên cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) để cứu một cô gái trẻ có ý định nhảy cầu tự tử.

    Chiều muộn 8-4, chúng tôi liên lạc với anh Phong. Ấn tượng đầu tiên về anh chàng Grab Bike này là giọng nói chân chất, hiền hòa đúng rặt miền Tây không lẫn vào đâu được.

    Kể lại câu chuyện xảy ra chiều hôm đó ở trên cầu Sài Gòn, anh Phong nói đến giờ vẫn chưa hoàn hồn vì sợ không kịp cứu một mạng người.

    Khoảng 17h30 ngày 7-4, anh nhận cuốc xe chở một cô gái từ đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9 về cầu Sài Gòn 2, quận Bình Thạnh.

    Khi đi đến giữa cầu, cô gái cứ nằng nặc đòi xuống xe ở đây chứ không chịu đi tiếp. Linh tính mách bảo, anh Phong kiên quyết không cho cô gái xuống xe với lý do hệ thống Grab không cho trả khách ở các địa điểm như vậy.

    Xe bon bon đổ dốc cầu, anh cho xe đi về phía đường Nguyễn Hữu Cảnh rồi mới cho khách xuống. Tuy nhiên, vừa xuống xe cô gái đưa hẳn 100.000 đồng (trong khi cước phí chỉ 32.000 đồng) rồi đi bộ về phía cầu Sài Gòn.

    Anh Phong cố gắng gọi lại nhưng cô gái càng chạy nhanh hơn nữa. Lúc này, nghi ngờ cô gái sẽ nhảy cầu Sài Gòn, anh vội vàng quay xe máy chạy một vòng để lên lại chỗ cô gái.

    Vừa đi, anh vừa gọi điện thoại cho cô ấy để nói chuyện kéo dài thời gian. "Tôi phải giả vờ nói 'chị ơi, chị vừa bỏ quên đồ trên xe em. Chị quay lại lấy giùm em không là em bị công ty phạt đó chị'.

    Rồi tranh thủ thời gian cô gái nói chuyện, tôi đã kịp có mặt gần chỗ cô ấy đứng. Đúng lúc này thì cổ bước ra khỏi lan can chuẩn bị nhảy xuống bên dưới, tôi kịp thời kéo lại và giữ chặt. Người dân và lực lượng chức năng ở gần đó vội vàng chạy đến cùng tôi thuyết phục cô ấy", anh Phong nhớ lại.

    Đến giờ vẫn còn run

    "Lúc mà tôi ôm cổ lại, cổ cứ khóc lóc ầm ĩ và giãy giụa nói sao không để cổ chết. Tôi run quá nên quát lớn 'Khùng hay sao mà mạng sống cha mẹ cho mình mà hủy hoại'. Đến giờ tôi vẫn còn run lắm, cứ nghĩ mãi lỡ mà sơ sẩy 30 giây là mất một mạng người rồi.

    Thực sự không mong muốn cô ấy cảm ơn mình, chỉ mong cô ấy hiểu ra và yêu bản thân nhiều hơn", anh Phong chia sẻ.

    Anh Phong sinh năm 1990 tại tỉnh Hậu Giang (hiện đang ngụ ở quận 7), anh lên TP.HCM lăn lộn kiếm sống từ nhiều năm nay với đủ các nghề từ nhạc công, buôn bán, xe ôm...

    Bén duyên với nghề chạy Grab hơn 1 năm nay, anh Phong cho biết cũng từng gặp nhiều người khách có chuyện buồn, xảy ra biến cố trong cuộc sống.

    Những lúc như vậy, anh đều cố gắng động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua nghịch cảnh, không nghĩ quẩn mà tội nghiệp gia đình và những người xung quanh.

    Anh Phong cho rằng cuộc sống ai cũng có lúc khó khăn, vấp ngã, cho dù là chuyện gì thì cũng phải biết trân trọng mạng sống của mình, phải có niềm tin vào tương lai.

    "Con kiến còn ham sống nữa mà. Tôi cũng vất vả, gian nan lắm nhưng tôi tin rằng tôi cố gắng thì nhất định sẽ vượt qua hết", anh Phong tâm sự.

    Nói về những dự định tương lai của mình, anh Phong cho biết khi nào kinh tế ổn định hơn, anh sẽ đi học lớp đàn nâng cao để trở lại làm nhạc công cho thỏa đam mê từ bé. Trước đây, anh cũng là nhạc công chơi đàn organ cho các đám tiệc nhưng hoàn cảnh khó khăn anh đành bán cây đàn để trang trải.

    Còn hiện tại, anh cố gắng chạy Grab để kiếm tiền nuôi vợ và con gái nhỏ. "Đang thời gian dịch bệnh, chạy Grab ế ẩm lắm, mỗi ngày chạy được có vài trăm ngàn thôi nhưng sẽ cố gắng cày", anh Phong vừa cười vừa nói.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này