Công ty Thiết kế web

Bàn luận kỹ việc công nhận liệt sĩ thời bình

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 12/8/20.

  1. test

    test New Member

    Bàn luận kỹ việc công nhận liệt sĩ thời bình
    Sáng 11-8, tiếp tục phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).

    Siết điều kiện công nhận liệt sĩ thời bình

    Tại tờ trình gửi UBTVQH, Chính phủ xin ý kiến về bốn nội dung, trong đó có việc công nhận liệt sĩ thời kỳ đất nước hòa bình (thời bình). Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho hay theo quy định hiện hành, người dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân chết thì được xem xét, công nhận liệt sĩ.

    Theo Bộ trưởng Dung, thực tiễn khi áp dụng quy định trên thì nhiều trường hợp chết đuối khi cứu người, cứu tài sản hoặc tham gia phòng, chống bão lũ, chết do tai nạn khi làm nhiệm vụ… dù rất cần phải tuyên dương, ghi nhận trong xã hội song việc được công nhận liệt sĩ đã làm dư luận xã hội không đồng tình.

    “Sau khi xem xét, Chính phủ sửa đổi tại Điều 14 của dự thảo pháp lệnh theo hướng chỉ xem xét đối với những trường hợp chết do có hành động đặc biệt dũng cảm thực hiện các công việc đặc biệt nguy hiểm, cấp bách để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, nhân dân; là những tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục và lan tỏa rộng rãi trong xã hội… thì mới đề nghị, xem xét, công nhận là liệt sĩ” - ông Dung cho biết.

    Những trường hợp khác hướng chuyển sang khen thưởng theo pháp luật thi đua khen thưởng (huy chương, huân chương) và thực hiện trợ cấp mai táng hoặc hưởng chính sách tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội.

    [​IMG]

    Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trình bày dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng tại phiên họp sáng 11-8. Ảnh: HOÀNG HẢI

    Tôn vinh không đúng sẽ tác động ngược

    Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay cơ quan thẩm tra có hai loại ý kiến về vấn đề trên. Ý kiến thứ nhất tán thành với đề xuất của Chính phủ, sửa đổi theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn. Ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành “Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, nhân dân”.

    “Đa số ý kiến ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất, vì cho rằng việc bổ sung tính chất công việc, hiệu ứng của hành động và nâng mức độ dũng cảm cứu người, cứu tài sản sẽ đảm bảo điều kiện chặt chẽ hơn, xứng đáng hơn” - bà Thúy Anh cho biết.

    Cho ý kiến sau đó, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cho rằng thời bình có rất nhiều tấm gương điển hình, có công, cơ quan soạn thảo cần rà soát, tính toán thêm. Tuy nhiên, ông Hiển đề nghị dự thảo cần đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể. “Nếu cho rằng một cái chết, một sự hy sinh có sức lan tỏa thì dựa vào căn cứ nào, phải có tiêu chuẩn cụ thể. Trong cứu người, cứu tài sản, để tôn vinh, giáo dục thì phải ở cấp nào mới được công nhận, chẳng hạn được Chủ tịch nước trao tặng phần thưởng, chứ không phải ai cũng được” - ông Hiển nói và cho rằng các tiêu chuẩn cần được rà soát chặt chẽ.


    “Đây là sự tôn vinh, không chỉ là vấn đề trợ cấp. Nếu tôn vinh không đúng thì có tác động ngược trở lại” - ông Hiển nêu quan điểm.

    “Phải nghiên cứu cho kỹ để làm rõ đạo lý của vấn đề. Thời bình nếu không quy định chặt chẽ, bất cứ sự mất mát nào cũng đề nghị được công nhận là liệt sĩ thì phải cân nhắc” - Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

    Cần công nhận liệt sĩ, thương binh cho ngư dân đánh bắt xa bờ

    Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho hay một số địa phương từng đề xuất cần có chế độ, chính sách đối với ngư dân đánh bắt xa bờ. “Nếu không công nhận (là thương binh, liệt sĩ) thì cũng phải có chính sách tử tuất, chăm lo phù hợp để động viên, ghi nhận sự dũng cảm đi tuyến đầu. Ngư dân đi đánh bắt xa bờ không thuần túy là đi làm ăn kinh tế mà họ là những người đi bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc” - ông Giàu nói. Từ đó, ông Giàu cho rằng khi sửa đổi quy định về công nhận liệt sĩ, bệnh binh trong thời bình cần xem xét đối tượng này.

    Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH Phan Xuân Dũng cho biết trong thời gian làm chủ tịch tỉnh, ông tới thăm một làng đánh cá có rất nhiều ngư dân ra đảo Trường Sa, Hoàng Sa đánh cá. Những ngư dân ở đây cũng đồng thời đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, họ luôn bị “tàu lạ” xua đuổi, đâm va, bắt bớ, đánh đập dẫn đến thương tật. “Những trường hợp ấy thì không chỉ thăm hỏi bình thường. Sau khi giám định, xác định được tỉ lệ thương tật thì liệu có nên công nhận những ngư dân đó là thương binh không?” - ông Dũng đặt vấn đề và cũng đề nghị ban soạn thảo cân nhắc thêm để có chế độ, chính sách với những trường hợp đặc biệt này.


    Bổ sung chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá

    Một nội dung khác Chính phủ xin ý kiến liên quan đến việc bổ sung chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết quá trình soạn thảo pháp lệnh có ý kiến đề nghị Chính phủ bổ sung chính sách bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá.

    Sau khi nghiên cứu, Chính phủ tiếp thu, đề nghị UBTVQH cho bổ sung chế độ bảo hiểm y tế, chưa mở thêm chế độ trợ cấp mai táng và chính sách ưu đãi khác như người có vợ hoặc chồng liệt sĩ không tái giá; nếu có thì cũng chỉ tập trung vào những người thuộc diện hộ nghèo, đơn thân không nơi nương tựa.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này