Công ty Thiết kế web

Bàn tán sôi nổi vụ 'xài 1,5kg dây bự chảng trói… 6 con cua bé bé'

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 24/2/20.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Cua Năm Căn (Cà Mau) được cột đúng chuẩn để xuất khẩu - Ảnh: T.L


    Câu chuyện "giải cứu cua" được chị N.H. hài hước kể với cái kết đầy ấm ức trên Tuổi Trẻ Online được rất nhiều bạn đọc chia sẻ. Ngoài một vài người chưa tin những con cua mà bạn chị H. mua là cua Cà Mau, không ít bạn đọc tự nhận mình "đồng cảnh ngộ", từng gặp phải cảnh dở khóc dở cười khi mua "cua Cà Mau" như thế.

    Cua "2 dây"

    Bạn đọc Triết (ở tỉnh An Giang) kể: "Mình đã đi Cà Mau và tận mắt chứng kiến cảnh người dân cột dây vào cua. Cua có 2 loại: 1 loại cột dây nilông là bán sang Trung Quốc, loại thứ 2 là bán cho người Việt mình ăn sẽ cột dây như vậy (như của chị N.H. gặp phải) hoặc là dây vải quấn sình non vào đó rồi nhúng vào thau nước cho nặng ký hơn. Cho nên mình muốn ăn cua thì vào siêu thị hoặc mua cua loại dây nilông tuy giá có cao hơn thì vẫn cứ mua, để mình ăn mà không bị ức chế".

    "Tôi từng đi du lịch Cà Mau, ghé chợ ngay trung tâm thành phố để mua cua. Cũng thấy họ bày bán cua trói dây vải to đùng, hỏi giá xong tôi yêu cầu người bán đổi dây trói khác rồi cứ tính giá khác. Thà mua giá cao nhưng đó là giá cua, hơn là mua giá rẻ mà thực chất là đang mua dây trói chứ không phải cua. Như chị phóng viên kể trong bài, thành ra là mua dây với giá 350k thì ấm ức quá đi mất" - một bạn đọc tên Oanh bình luận.

    Bạn đọc Trần Hỷ thì kể: "Có lần đi tham quan Đà Nẵng mà mua phải kiểu 'cua Cà Mau' ngay chợ Bắc Mỹ An mới ức. Mua 1,4kg cua về nhà cân lên cũng dính 0,8kg dây".

    Nhiều bạn đọc khẳng định "tác giả" của chiêu trò bó dây cho cua này không phải người nông dân nuôi cua mà là do thương lái bày ra để kiếm lời từ việc chênh lệch trọng lượng và giá tiền.

    [​IMG]


    Những con cua được bạn chị H. mua giúp từ Cà Mau mang lên TP.HCM


    "Đừng đổ cho nông dân tội người ta. Mình hay ăn cua dưới đó gửi lên nên biết, người dân người bán không bao giờ cột loại dây đó mà là dây nilông mỏng tang nhẹ lắm. Chỉ có thương lái mua lại của người dân rồi làm ăn dối trá vậy thôi. Mua rẻ bán mắc còn thêm dây cho lời cao" - bạn đọc Bluers viết.

    Bạn đọc Thanh Tùng thêm vào: "Chắc do gian thương thôi. Vợ chồng mình mới mua cua của người bạn dưới Cà Mau gửi lên, buộc dây vải thun nhỏ không đáng kể. Cua gạch tươi luộc ăn ngon và chắc thịt".

    Bạn đọc Phạm Văn Hưng quả quyết bạn chị H. mua phải cua bị thương lái trói thêm dây vào. "Vì người Cà Mau thu hoạch cua bắt bằng "lú". Mỗi sáng một gia đình bắt được khoảng 5-7 con đến khoảng chục con. Khoảng 7-8 giờ sáng có lái cua tới nhà cân. Người dân không thể trói cua nhiều vì như thế lái cua sẽ không cân".

    Hãy tẩy chay kiểu trói cua gian dối

    Riêng bạn đọc tên Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt cho rằng sở dĩ cua phải trói nhiều dây như vậy để dây thấm nước nhằm giữ ẩm và cua sẽ uống dần dần trong khi vận chuyển đi xa. Tuy nhiên, ý kiến này bị nhiều bạn đọc khác bác bỏ ngay lập tức vì "trói kiểu đó thì nó mở miệng cách nào để uống?" hay "nếu thế thì cân cua xong hãy trói".

    Bạn đọc Ngọc Hà khẳng định không thể chấp nhận kiểu bán cua gian dối như thế. Chị Hà phân tích: Ta thử tính xem nhé, mua 3,2kg giá 350.000 đồng, tổng cộng là 1.120.000 đồng. Nhưng được có 1,7kg, tính ra giá thực đến hơn 650.000/kg. Cua 6 con nặng 1,7kg, tức là 3 con chưa được 1kg, cua quá bé. Cua này nhiều nơi ở TP.HCM bán cua không dây (thật ra là dây nhỏ) chỉ khoảng 500.000 đồng/kg. Còn 650.000 đồng thì mua được cua to, loại 0,5kg/con.

    "Do vậy, tôi khuyên các mẹ mua cua cứ chọn dây nhỏ, không dây mà mua, vẫn lợi hơn và không phải ôm cục tức. Về lâu dài chúng ta nên tẩy chay kiểu bán cua bọc dây thế này đi. Cứ từ chối thẳng thừng, nếu không trói dây bé thì không mua. Lâu ngày họ phải thay đổi theo mình. Nhưng chuyện này phải đồng lòng, chứ người đòi dây nhỏ, người vẫn mua dây to thì khó mà thay đổi được" - chị Hà đưa ra khuyến cáo.

    Bạn đọc Lê Toàn cũng kêu gọi: "Không cần biết chủ vựa hay thương lái cột cua. Người tiêu dùng cứ đồng loạt tẩy chay không mua những kiểu cột dây như thế này thì chắc chắn họ sẽ không tiếp tục làm vậy nữa".

    Nhiều bạn đọc cũng đồng tình rằng người tiêu dùng cần thiết phải tẩy chay không mua những con cua bị trói dây quá mức, vì nếu tiếp tục chấp nhận mua "cua khổ sai" là tiếp tay cho gian thương, vừa không giúp gì cho người nông dân vừa ôm cục tức vào mình.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này