Công ty Thiết kế web

Bất động sản 2019: Nhiều ngổn ngang

Thảo luận trong 'Nhà Đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi mshoangthuy, 31/12/19.

  1. mshoangthuy

    mshoangthuy Member

    Năm 2019, nguồn cung dự án nhà ở mới tiếp tục sụt giảm sâu, tương tự như năm 2018. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng dẫn đến giá nhà đất tăng, đem lại lợi nhuận lớn cho các chủ đầu tư (CĐT) nhưng lại khiến khách hàng phải chịu thiệt. Nhìn chung năm 2019 vẫn là một năm đáng buồn cho thị trường bất động sản (BĐS) nói chung, thị trường TP.HCM nói riêng.

    Một năm dự án ma làm mưa làm gió

    Nhìn lại năm 2019, thị trường BĐS nóng lên với hàng loạt vụ CĐT tự vẽ dự án ma lừa đảo hàng ngàn khách hàng, chiếm đoạt số tiền hàng ngàn tỉ đồng.

    Nổi nhất có lẽ là vụ Công ty địa ốc Alibaba chiếm đoạt hơn 2.500 tỉ đồng của khách hàng. Cơ quan công an đã khởi tố ông Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch Tập đoàn Địa ốc Alibaba) và Nguyễn Thái Lĩnh (tổng giám đốc Công ty Alibaba) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Cơ quan điều tra xác định Alibaba và các công ty thành viên đã thu gom đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 600 ha tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, vẽ ra 43 dự án ma, chưa được cấp phép rồi bán cho 6.700 khách hàng, chiếm đoạt hơn 2.500 tỉ đồng.

    Những tháng cuối năm, Công an TP.HCM đã bắt tạm giam bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Angel Lina, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả cho thấy bà Nhung đã tìm những khu đất nằm trong khu dân cư tại quận 9, Bình Tân, Bình Chánh… để vẽ nên nhiều dự án ma rồi kêu gọi khách hàng góp vốn.

    Cũng trong tháng 11-2019, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư BĐS Hoàng Kim Land, vì những hành vi tương tự, chiếm đoạt hơn 81 tỉ đồng của khách hàng từ việc bán các dự án đất nền không có thật tại TP.HCM.

    Mới đây nhất, một CĐT cũng bị bắt tạm giam là ông Nguyễn Hữu Kha, giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Hưng Thịnh Phát. Công ty này đã rao bán hàng chục dự án ma từ Phan Thiết đến Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Từ năm 2018 đến nay đã có khoảng 200 người mắc bẫy, có khách bị lừa đảo đến 5 tỉ đồng.

    [​IMG]

    Đến quý IV, thị trường bất động sản mới ấm dần lên. Ảnh: Hoàng Giang

    Thủ tục ách tắc, nguồn cung khan hiếm

    Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nhận định khó khăn lớn nhất của thị trường hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị ách tắc, “đứng hình”, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm, đặc biệt là căn hộ vừa túi tiền. Tình trạng mất cân bằng cung cầu đẩy giá nhà lên cao, tạo cơ hội cho nhóm đầu cơ đầu tư lướt sóng.

    Bên cạnh đó, năm qua là năm các CĐT và nhà đầu tư thứ cấp ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nguyên nhân là các ngân hàng thương mại đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường BĐS và kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng.

    Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng thị trường năm 2019 về bản chất không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng vì vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng. Thị trường TP rơi vào tình thế khó khăn chỉ có tính nhất thời, đặc thù.

    “Tuy nhiên, do thị trường có độ trễ, nếu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương không có biện pháp xử lý sớm các vướng mắc và điểm nghẽn pháp lý hiện nay thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục khiến giấc mơ có một ngôi nhà ngày càng xa vời hơn cho người lao động” - ông Châu chia sẻ.

    Điểm sáng giao dịch cuối năm

    Quý IV-2019 có thể nói là thời gian khởi sắc nhất trong bức tranh ảm đạm cả năm của thị trường BĐS TP. Những tháng cuối của năm 2019, chính quyền TP thực thi nhiều giải pháp hành chính tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các nhà đầu tư. Đồng thời một số doanh nghiệp được gỡ vướng, “bung” được hàng, mở bán trở lại.

    Theo báo cáo thị trường của Công ty Nghiên cứu thị trường DKRA Vietnam, quý I-2019, toàn thị trường TP.HCM có 183 căn nhà phố, biệt thự được mở bán, quý II có 383 sản phẩm mở bán, thấp nhất là quý III chỉ có một dự án với 30 sản phẩm được mở bán nhưng bước vào quý IV-2019, thị trường đã chuyển mình.

    Những điểm sáng cuối năm 2019 được một số chuyên gia kỳ vọng sẽ mở ra một năm 2020 sáng sủa hơn. Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng nếu năm 2020 thủ tục pháp lý được tháo gỡ thì trong năm sẽ có nguồn cung rất dồi dào. Khả năng hấp thụ của thị trường dự báo cũng sẽ cao hơn năm 2019.

    “Năm tới lĩnh vực cho thuê văn phòng hứa hẹn sự bùng phát vì nhu cầu ngày càng lớn và được chuyên nghiệp hóa, vài công ty BĐS lớn sẽ nhảy vào lĩnh vực này. Các quỹ đầu tư và cá nhân nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến trong 2020-2025. Căn hộ cao cấp và siêu sang có khả năng sẽ chậm tiêu thụ hơn vì nguồn cung nhiều hơn cầu nội địa trong khi hạ tầng đẳng cấp thì không theo kịp” - ông Quang dự báo.

    Một số chuyên gia lại lo ngại thị trường năm 2020 có thể còn khắc nghiệt hơn năm 2019. Các doanh nghiệp BĐS có thể sẽ tiếp tục rơi vào khó khăn khi những vướng mắc về pháp lý dự án, nguồn cung sản phẩm chưa được tháo gỡ. Hơn nữa, sự điều chỉnh bảng giá đất sẽ khiến giá đất càng tăng thì càng đẩy giá bán nhà lên cao.


    Tại TP.HCM, chín tháng đầu năm 2019 chỉ có một dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%; không có dự án nhà ở nào được công nhận CĐT; chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoảng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38% so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, giảm 58% về số lượng dự án và giảm hơn 30% về số lượng căn nhà so với năm 2018.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này