Công ty Thiết kế web

Bật mí cách ngâm rượu tầm bóp cực ngon

Thảo luận trong 'Nội Ngoại Thất' bắt đầu bởi gomsubaokhanh, 26/10/23.

  1. gomsubaokhanh

    gomsubaokhanh Member

    Tầm bóp là một loại cây mọc cực kỳ phổ biến ở nhiều làng quê Việt Nam. Song ít ai biết, đây cũng là một cây thuốc quý mang đến nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Bảo Khánh sẽ hướng dẫn bạn ngâm rượu tầm bóp cực tốt.

    Nhận diện cây tầm bóp

    Cây tầm bóp thuộc thân thảo, chiều cao từ 50cm đến 90cm. Loài cây này có họ nhà cà, mọc phân cành, thân thường có tác dụng làm thuốc. Lá cây tầm bóp không quá to, mọc so le nhau, phiến lá hình bầu dục dài khoảng 30 – 35mm, rộng tầm 30mm.

    Hoa tầm bóp có hình chuông, mọc riêng biệt tại nách lá, cuống dài 1cm và có màu vàng tươi hoặc vàng nhạt.
    Cây tầm bóp ở nhiều nơi còn gọi là cây thù lù cạnh, cây bôm bốp hoặc bùm bùm. Sở dĩ có cái tên này là bởi quả tầm bóp khi bóp vỡ ra sẽ có âm thanh bụp một cái rất nhẹ và vui tai. Quả tầm bóp mong, có màu xanh, chính có màu vàng hơi cam. Nếm thử sẽ thấy mát và hơi chua thanh thanh..

    [​IMG]


    Quả tầm bóp được bán trên thị trường với giá khá cao và cũng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.
    Những tác dụng trị bệnh của cây tầm bóp
    Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây tầm bóp không hề thua kém các loại dược liệu nổi tiếng khác. Chúng có chứa chất xơ, đạm, canxi, sắt và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Trong y học, chúng được coi là cây thuốc quý, có tác dụng trị bệnh và những công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện sức khỏe con người.
    Lá cây tầm bóp có thể đem sơ chế phơi khô để hãm trà, uống rất tốt cho dạ dày, giảm rối loạn dạ dày. Lá tươi giã và đắp vào vết thương lại có tác dụng chống nhiễm trùng tốt.
    Ngoài ra, nhiều người cũng lựa chọn ngâm rượu cây tầm bóp với các bộ phận như thân và rễ. Uống vào có tác dụng lợi tiểu.
    Một số chất trong cây tầm bóp như Physalin F và D còn có khả năng diệt các tế bào ung thư ác tính, thu nhỏ khối ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. Physalin B, D, F, G trong tầm bóp lại có ích trong việc ức chế sự phát triển của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.

    Xem thêm: https://gomsubaokhanh.vn/cach-ngam-ruou-tam-bop-cuc-tot-cho-suc-khoe.html
     

trang này