“Sáu năm nay tôi đau nhức khớp gối và cột sống không ngủ được. Nghe nói tập yoga có thể chữa bệnh nên tôi đến một cơ sở dạy yoga ở quận 10 (TP.HCM) đăng ký tập, giá gần triệu đồng/tháng” - bà Nguyễn Thị Mai (54 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết. Bỏ tiền triệu “mua”… cơn đau Vậy là đều đặn tuần ba buổi bà Mai đi tập yoga. Lớp học khoảng 40 người, đủ lứa tuổi, huấn luyện viên (HLV) là một phụ nữ trên 30 tuổi. “Khi tập dù thấy đau tôi cũng ráng, hy vọng sẽ bớt bệnh. Những động tác với người trẻ tương đối dễ thì với tôi lại quá khó bởi tay chân cứng đơ. Sau khi theo được hơn 20 buổi, thấy cơ thể đau nhức nên tôi quyết định ngưng tập, đến Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM thăm khám, điều trị” - bà Mai kể. Tương tự, ông Trần Văn Thành (42 tuổi, ngụ TP.HCM) cũng đóng 1,2 triệu đồng tham gia lớp yoga ở quận 3 với mong muốn xua tan căn bệnh mất ngủ kéo dài gần ba năm. Khi thực hiện các động tác, dù cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng vì nghĩ dần sẽ quen nên ông cố gắng. “Được gần 20 buổi, bệnh mất ngủ chẳng những không giảm mà tôi còn bị thêm chứng đau nhức mình mẩy. Bác sĩ nói tôi có bệnh lý huyết áp, khi tập đầu thấp hơn tim nên máu dồn về não gây đau đầu, chóng mặt. Còn đau xương khớp là do gắng tập những động tác không phù hợp” - ông Thành chia sẻ. Theo TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM, tập yoga đúng cách có rất nhiều lợi ích, ngược lại sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. “Tập yoga phải phù hợp với tuổi tác và bệnh lý. Một số động tác khó chỉ phù hợp với người trẻ khỏe, người lớn tuổi hoặc có bệnh lý tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp… nên tập các động tác nhẹ nhàng” - bà Lan nói. Ông Ngô Hoàng, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Yoga Việt Nam, cho biết tập yoga phải tùy vào sức khỏe từng người. “Có động tác đòi hỏi giữ lâu tám giây nhưng nếu có bệnh thì chỉ nên giữ khoảng năm giây, điều này HLV phải biết để hướng dẫn cho người tập. Do đó khi tập yoga nên chọn nơi uy tín, HLV nhiều kinh nghiệm để không “ôm” thêm bệnh” - ông Hoàng khuyến cáo. Các học viên đang tập yoga tại một trung tâm. Ảnh: TRẦN NGỌC Học 200 giờ sẽ thành… HLV Tiếp cận một cơ sở đào tạo HLV yoga ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), PV được biết chi phí khóa học 200 giờ là 38 triệu đồng. “Anh yên tâm, học xong bên em sẽ cấp chứng nhận giá trị toàn quốc. Lúc đó anh có thể đi dạy, lương tháng trên dưới 20 triệu đồng. Anh cũng có thể mở cơ sở đào tạo HLV, tha hồ hốt bạc” - nhân viên trung tâm hào hứng. Một cơ sở khác ở quận 10 (TP.HCM) cũng quảng cáo học phí trọn gói để trở thành HLV yoga là 20 triệu đồng. “Đang đợt khuyến mãi nên đã giảm 40% rồi đó. Khi học anh sẽ được cấp đĩa DVD hướng dẫn, giáo trình và hai bộ quần áo thun. Giáo viên là những thầy nổi tiếng về yoga của Ấn Độ” - cô nhân viên nói. Cũng theo nhân viên này, trong vòng 200 giờ học viên sẽ được đào tạo về triết lý yoga, giải phẫu học cơ bản, kỹ thuật yoga, thể lực, thực hành. Sau kỳ thi kiểm tra lý thuyết, thực hành giảng dạy và thể lực, nếu đạt thì học viên sẽ được cấp chứng nhận quốc tế có giá trị suốt đời. Ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM, cho biết các cơ sở đào tạo HLV yoga do Sở quản lý. Theo Thông tư 11/2016 của Bộ VH-TT&DL về điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn yoga, chứng nhận đào tạo HLV yoga do các cơ sở trên cấp không có giá trị hành nghề. Ngoài ra, người nước ngoài có chứng nhận yoga quốc tế muốn đứng lớp ở Việt Nam cũng phải trải qua khóa đào tạo do Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Yoga Việt Nam tổ chức. “Tại TP.HCM, Hội Thể dục dưỡng sinh kết hợp với Sở VH-TT&DL mở lớp đào tạo HLV yoga và có cấp chứng nhận nhưng chứng nhận này chỉ có giá trị trên địa bàn TP” - ông Hùng cho biết thêm. Bà Lê Thị Tố Hải, Phó Chủ tịch Liên đoàn Yoga Việt Nam, cho biết: “Sau khi hoàn thành khóa học 200 giờ tại các cơ sở được cấp phép, học viên phải thực hành giảng dạy 300 giờ. Sau đó tham gia khóa tập huấn 80 giờ của Liên đoàn Yoga Việt Nam. Hoàn thành khóa tập huấn học viên mới được cấp chứng nhận, lúc đó mới chính thức được phép hành nghề HLV”. 25/30 cơ sở hoạt động yoga sai phạm Năm 2018, TP.HCM phát hiện 25/30 cơ sở hoạt động yoga trên địa bàn mắc sai phạm. Các sai phạm chủ yếu là cơ sở không có giấy phép kinh doanh, không có chứng nhận đủ điều kiện hoạt động yoga, không có bằng cấp chuyên môn theo quy định… Ông MAI BÁ HÙNG, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .