Công ty Thiết kế web

Bí kíp để phụ huynh đối phó với những đứa trẻ ương bướng

Thảo luận trong 'Giáo dục - Du học - Du lịch - Phượt' bắt đầu bởi kong_bs, 19/5/19.

  1. kong_bs

    kong_bs New Member

    Chủ Nhật, ngày 19/05/2019 12:05 PM (GMT+7)

    Nếu bạn có một đứa con rất ương bướng thường lăn ra ăn vạ, la hét hoặc khóc lóc mỗi khi nhu cầu của nó không được đáp ứng, chắc chắn bạn sẽ mất bình tĩnh và rất khó chịu. Không cần phải lo lắng hay mất kiên nhẫn, những mẹo đơn giản này sẽ giúp bạn xử lý nhóc bướng bỉnh này.


    Đặt giới hạn

    [​IMG]

    Đừng chấp nhận mọi thứ mà trẻ đòi hỏi. Đặt giới hạn cho những đòi hỏi đó và chỉ đáp ứng nếu nó đúng mực. Hãy kiên quyết nhưng dịu dàng nếu trẻ nổi cơn thịnh nộ, cho trẻ biết bé sẽ không bao giờ được đáp ứng nếu có những hành vi như vậy.

    Kiên định

    Cần phải luôn luôn kiên định không thay đổi các quyết định mỗi ngày. Nếu một ngày nào đó bạn kiên quyết không cho con xem TV lâu và ngày hôm sau bạn lại cho bé xem tất cả những gì nó muốn chỉ vì bạn bận và muốn trẻ giữ im lặng, điều này sẽ khiến trẻ bị nhiễu. Hãy nhất quán trong việc thiết lập và tuân theo các quy tắc.

    Cho trẻ một chút độc lập


    Đừng ra mệnh lệnh bắt trẻ nên làm gì. Hãy tạo cho bé một chút độc lập ví dụ như việc lựa chọn quần áo hoặc quyết định cách uống sữa bằng bình hay ly .

    Giảm thời gian ngồi trước màn hình

    Xem phim hoạt hình liên tục không chỉ không tốt cho mắt mà còn làm tăng sự kích động ở trẻ, khiến bé quá phấn khích và dễ có hành vi nghịch ngợm. Vì vậy, đặt giới hạn về thời gian trẻ có thể xem TV hoặc chơi trò chơi trên máy tính.

    Xác định hậu quả


    Giảng cho trẻ biết phải nhận hậu quả cho những hành vi ương bướng, nghịch ngợm quá khích của mình. Trẻ cần phải biết rằng sẽ gặp rắc rối nếu bé giận dữ, cáu kỉnh vô lối. Nói với bé hiểu rằng loại hành vi này là không thể chấp nhận.

    Đứng vững trước cơn giận dữ

    Nếu trẻ khóc liên tục trong một thời gian dài, bạn có thể bị cám dỗ để đáp ứng những yêu cầu của nó bởi cảm thấy thương hại. Nhưng nếu bạn cứ đáp ứng nhu cầu của bé như vậy sẽ chỉ làm hỏng đứa trẻ. Bé sẽ nghĩ rằng bằng cách khóc hoặc la hét nó có thể nhận được bất cứ điều gì, vì vậy hãy học cách chịu đựng và bỏ qua tiếng khóc của trẻ. Nó sẽ ngừng khi biết khóc không có tác dụng.

    Chú ý

    Đôi khi trẻ thể hiện hành vi nghịch ngợm, ương bướng vì chúng muốn sự chú ý của bạn hoặc cảm thấy rằng bạn không chú ý đến chúng. Học cách lắng nghe con một cách bình tĩnh, hỏi tại sao con lại hành động như vậy và bạn có thể làm gì để khiến bé dừng lại. Trẻ sẽ đáp ứng tốt với hành vi ân cần của bạn.


    Đừng mất bình tĩnh và hét lại với con, điều này là phản tác dụng vì nó sẽ khiến trẻ ngừng giận dữ trong thời gian này, nhưng nó cũng sẽ học cách bắt chước bạn trong tương lai.

    Đừng trút giận lên con

    Khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, và trẻ không hề bướng bỉnh như mọi khi, đừng tìm cách đổ lỗi cho trẻ bởi những cảm xúc tiêu cực của bạn đã có về nó. Nếu bạn mắng mỏ con khi nó không có lỗi, nó sẽ tức giận với bạn và có thể cư xử không đúng mực. Giữ bình tĩnh và xử lý tình huống với sự kiên nhẫn. Hành vi như vậy sẽ được trẻ lưu ý và bé sẽ học cách giữ bình tĩnh trong những giây phút tức giận bằng cách quan sát bạn.

    [​IMG]


    Kỹ năng sống là những bài học quý giá mà trẻ sẽ sử dụng trong suốt cuộc đời. Nhưng hầu hết trẻ không được học...


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này