Công ty Thiết kế web

Bí thư Nhân: Công khai kết quả tất cả các cuộc thanh tra

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 3/4/19.

  1. test

    test New Member

    Bí thư Nhân: Công khai kết quả tất cả các cuộc thanh tra
    Chiều 2-4, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cùng nhiều lãnh đạo TP đã có buổi gặp gỡ một số cơ quan báo chí TP và báo chí trung ương đóng trên địa bàn.

    [​IMG]

    Bí thư Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi gặp. Ảnh: PHƯƠNG THÙY

    Chính quyền phải biết sợ khi dân không hài lòng

    Phát biểu tại buổi gặp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, sự phản hồi của người dân qua các kênh, trong đó có cơ quan báo chí là rất quan trọng. “Chính quyền và Đảng vững mạnh thì phải biết lo lắng, thậm chí phải biết sợ khi người dân không hài lòng. Tôi rất mong báo chí giúp phản ánh về sự không hài lòng, mức độ hài lòng của người dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính. Chúng tôi cần những thông tin như vậy” - ông Nhân gửi gắm.

    Theo ông Nhân, năm nay lần đầu tiên Ban Thường vụ Thành ủy có chương trình kiểm tra, thanh tra, giám sát cấp TP, định kỳ 3 tháng phải cập nhật dữ liệu điện tử để công khai thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát.

    “Trừ những nội dung mật thì các nội dung còn lại về kết quả giám sát, thanh tra, kiểm tra phải được công khai. Việc công khai sẽ được thực hiện tại Trung tâm Báo chí TP” – ông Nhân nói.
    Về đặt hàng báo chí, ngoài cải cách hành chính, thực hiện nghị quyết 54, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng mong muốn báo chí tuyên truyền về giải thưởng sáng tạo của TP, mong báo chí cổ vũ sáng tạo, thực hiện truyền thông đấu tranh chống tiêu cực, góp phần xây dựng, phát triển TP.HCM bền vững.

    Truyền thông phải đi trước

    Tại buổi gặp, ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM nêu một thực tế mà phóng viên phản ánh gặp Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP dễ hơn là gặp giám đốc các sở/ban/ngành, chủ tịch các quận huyện. “Điều này cho thấy việc tiếp cận thông tin rất khó” – ông Phước nói.

    [​IMG]

    Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM phát biểu tại buổi gặp. Ảnh: PHƯƠNG THÙY.

    Về người phát ngôn báo chí, ông Phước cho rằng hiện nay có chỗ vướng là các sở/ban/ngành, quận huyện hay đổ thừa cho người phát ngôn. “Anh là người quản lý sự việc đó, quản lý con người đó, quản lý sở/ban/ngành đó thì tất cả những sự việc trong vòng quản lý của anh, anh phải trả lời, chứ anh không thể đổ thừa cho người phát ngôn được” – ông Phước nói và cho rằng nên nghiên cứu lại cơ chế người phát ngôn để đúng với Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin và các luật khác có liên quan.

    Liên quan đến việc hiện nay văn bản mật nhiều quá, ông Mai Ngọc Phước đề nghị tính toán lại. “Cái nào đáng mật thì mật, cái nào không mật thì phải công khai theo tinh thần của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo. Càng công khai, minh bạch thì càng dễ dàng trong công tác thông tin” – ông Phước nói.

    Ngoài ra, ông Phước cũng cho rằng công tác truyền thông phải đi trước. Ông lấy ví dụ như hồi tháng 6-2018 khi xảy ra tụ tập đông người, Ban Tuyên giáo chủ động họp các báo nên khi xảy ra sự việc thông tin không bị động.

    Cuối cùng, ông Phước cho rằng bên cạnh những mặt được, chính quyền TP cũng nên thông tin những mặt chưa được để bàn các giải pháp khắc phục. “Khi báo chí có góp ý phản biện, nêu những cái chưa được trong thực hiện các giải pháp phát triển TP thì cũng nên phân công người trả lời sớm cho báo chí” – ông Phước nói.

    Cũng quan tâm đến việc tiếp cận thông tin, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, ông Lê Thế Chữ cho rằng, báo chí tiếp cận thông tin cực kỳ khó khăn, đôi khi không tiếp cận được.

    Dẫn chứng, ông Chữ nêu vụ việc thực hiện quy định 1374 (Quy định của Thành ủy TP.HCM về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước), báo chí muốn tìm kiếm thông tin nhiều hơn nhằm tính toán nội dung để người dân không quá hoang mang, thấy được quyết tâm xử lý của TP. Nhưng nhiều trường hợp rất khó khăn.

    Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thân Thị Thư thừa nhận tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời là vấn đề mà báo chí thời gian qua vẫn còn chật vật. “Ngay cả Ban Tuyên giáo có lần để được các đơn vị cung cấp thông tin cũng rất chật vật. Chúng tôi đang xây dựng một cơ chế để các đơn vị cung cấp thông tin công khai minh bạch, kịp thời” - bà Thư nói.

    Theo bà Thư, tới đây Ban Tuyên giáo sẽ mở lớp tập huấn kỹ năng tiếp xúc với truyền thông cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Cách đây hai năm đã mở một lớp nhưng chưa được quan tâm.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này