Công ty Thiết kế web

Bộ Y tế lý giải giá giường bệnh cao hơn giá khách sạn

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi postbai, 13/8/19.

  1. postbai

    postbai New Member

    Trước nhiều luồng ý kiến về dự thảo thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp, chiều 12-8 Bộ Y tế đã tổ chức cuộc gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin rõ hơn về nội dung dự thảo này.

    Thông tư chỉ hướng dẫn, không quy định mức giá

    Tại buổi cung cấp thông tin, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, cho biết có nhiều lý do về cơ sở pháp lý, sự cần thiết để Bộ Y tế ban hành thông tư này. “Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có 40.000-50.000 người đi KCB ở nước ngoài, chi phí hết khoảng 2 tỉ USD. Cạnh đó, hiện nước ta có hơn 300.000-500.000 người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, đối tượng này lương rất cao và cũng tham gia bảo hiểm quốc tế. Nếu có khu vực dịch vụ chất lượng cao, lúc bị bệnh cần KCB thì họ không phải về nước hoặc đi các nước khác, vì vậy chúng ta còn thu hút ngoại tệ từ các đối tượng này. Đây cũng là mục tiêu Bộ Y tế xây dựng cơ chế, chính sách này” - ông Nam Liên cho biết.

    Nói về thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KCB theo yêu cầu tại cơ sở y tế công lập, ông Nguyễn Nam Liên nói: “Chúng tôi xin nhắc lại thông tư này là hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, KCB theo nhu cầu của cơ sở y tế công lập chứ không phải quy định mức giá cụ thể”.

    Theo đó, giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KCB theo yêu cầu chỉ áp dụng với người có nhu cầu và tự nguyện đăng ký sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KCB theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập. Người có thẻ BHYT đi KCB theo quy định của pháp luật về BHYT; người không có thẻ BHYT nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ KCB theo yêu cầu thực hiện theo mức giá do Bộ Y tế quy định trong thanh toán BHYT và mức giá do UBND cấp tỉnh quy định.

    Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính cũng cho biết mức giá theo dự thảo thông tư do Bộ Y tế ban hành là mức tối đa, phù hợp với các loại bệnh viện (BV), các loại dịch vụ đơn vị có khả năng cung cấp. Các BV không được áp dụng ngay mức giá tối đa mà phải xây dựng mức giá cụ thể của đơn vị trên cơ sở chất lượng dịch vụ và điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.

    “Nếu các BV ban hành mức giá cao chưa chắc đã có người sử dụng. BV cũng không thể quyết định mức giá thấp vì sẽ lỗ, phải xây dựng mức giá theo quy định để có mức giá phù hợp. Một giường bệnh về chi phí vật tư, thuốc men cũng đã 300.000-500.000 đồng/ngày, bây giờ đòi hỏi một điều dưỡng chăm sóc 24/24 giờ. Tính đơn giản một điều dưỡng trả lương 8-9 triệu đồng/tháng, lương một ngày 8 tiếng là 400.000 đồng, làm đêm trả phụ cấp làm đêm cho họ... Mức giá 4 triệu đồng/ngày các BV tính toán chi ly ra hoàn toàn phù hợp” - ông Nam Liên nói.

    [​IMG]

    Bệnh viện phải hoàn thành nhiệm vụ KCB BHYT cho người dân rồi mới tính đến KCB theo yêu cầu. Trong ảnh: Bệnh nhân đang điều trị tại BV Chợ Rẫy. Ảnh: HOÀNG LAN

    Chăm lo KCB BHYT trước

    Trước nhiều ý kiến lo lắng về việc sau khi thông tư này có hiệu lực, các BV công sẽ có sự “phân biệt đối xử”, tăng cường các phòng dịch vụ mà bỏ qua các giường bệnh thông thường phục vụ cho số đông người bệnh còn khó khăn. Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, cho biết: “Hiện có gần 90% dân số tham gia BHYT mà rất nhiều BV, nguồn thu từ BHYT chiếm đến 80%-95%. Nếu BV không nâng cao chất lượng KCB BHYT thì người dân không đến nữa, BV sẽ không có nguồn thu để hoạt động. Đó là điều rất nguy hiểm”.


    Mức giá 4 triệu đồng các BV tính toán chi ly ra hoàn toàn phù hợp. Nhiều người so sánh giường bệnh hơn cả khách sạn hạng sang. Điều đó hoàn toàn khác, khách sạn chỉ ở thời gian ngắn, chủ yếu tối về ngủ, còn ban ngày đi công tác, đi du lịch. Giường BV là nằm 24/24 giờ, phải có chăm sóc, ăn uống, bệnh lý.

    Ông NGUYỄN NAM LIÊN, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế

    Về lo ngại BV sẽ sử dụng tài sản công để đầu tư các phòng dịch vụ theo yêu cầu, ông Nam Liên cho biết thêm: Quy định luật sử dụng tài sản công nêu rất rõ đơn vị phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, tức là phải hoàn thành nhiệm vụ KCB BHYT cho người dân. Những đơn vị thường xuyên để xảy ra tình trạng người bệnh phải nằm ghép phải rà soát lại để làm theo đúng quy định của luật sử dụng tài sản công. Tại các BV này, nếu muốn xây dựng khu KCB dịch vụ theo yêu cầu thì phải đầu tư mới, không được sử dụng tài sản công.


    Theo bản dự thảo cuối của thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KCB theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp, giá này chưa bao gồm các dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật.

    Trường hợp dùng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết để hoạt động dịch vụ, BV hạng đặc biệt và hạng 1, tiền công khám bệnh theo yêu cầu không quá 500.000 đồng/lần khám. Tại các cơ sở y tế khác trừ BV hạng đặc biệt, hạng 1, giá không quá 400.000 đồng/lần khám.

    Giá giường tại các phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế), giá tối đa có thể lên đến 4 triệu đồng/ngày (với BV hạng đặc biệt, một giường/phòng). Ngoài ra, có các mức 1,3 - 1,5 - 2,5 triệu đồng/ngày, tương ứng với các loại bốn giường - ba giường - hai giường/phòng.

    Dự kiến từ ngày 1-10-2019 thông tư sẽ có hiệu lực.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này