Các bệnh viện (BV) muốn triển khai thu chi phí điện, nước, bảo vệ... đối với người chăm bệnh, điển hình là BV đa khoa Thủ Đức. Tuy nhiên, khi vừa áp dụng thu phí 30.000 đồng/ngày thì BV này buộc phải tạm ngưng do vấp phải sự phản ứng. Sẵn sàng đóng phí nếu dịch vụ tốt Chăm con dâu tại BV Từ Dũ (TP.HCM) được nửa tháng nay, khi nghe việc thu phí đối với người chăm sóc bệnh, bà Huỳnh Thị Cúc (ngụ Quảng Ngãi) giật mình giãy nảy: “Con dâu tôi vào BV đã đóng tiền viện phí rồi sao vẫn còn thu thêm vô lý vậy? Bệnh nhân mà không có thân nhân nuôi thì làm sao vượt qua bệnh được. Như con dâu tôi đi sinh, trong thời gian nằm chờ cũng phải có người đi mua đồ cho ăn, chăm sóc chứ sao tự đi mua đồ ăn được”. Cũng thăm con gái mới sinh ở BV này, ông Cao Thành (ngụ Đồng Nai) cho biết sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ với điều kiện dịch vụ phải tốt và giá cả hợp lý. “30.000-40.000 đồng tôi có thể chấp nhận được vì còn phải ăn uống nữa, nếu lấy quá cao thì tôi sợ không trả nổi” - ông Thành bày tỏ. Đang chờ lấy thuốc tại nhà thuốc của BV Nguyễn Tri Phương, anh Nguyễn Văn Tùng (ngụ quận 1, TP.HCM) than thở mức phí đóng bảo hiểm y tế và các dịch vụ y tế ngày càng cao. Anh Tùng mong muốn các BV đầu tư chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, giảm thời gian chờ đợi phiền hà, tận tình với người bệnh thì anh sẵn sàng bỏ thêm chi phí. Anh Tùng cho hay tại BV này, chỉ người bệnh mới được bố trí giường, nếu BV cung cấp dịch vụ ghế nằm thì ai có nhu cầu sử dụng người đó phải trả tiền là đương nhiên. Anh Tùng nhận thấy người nuôi bệnh ra vào BV nhiều sẽ gây phức tạp an ninh và đội chi phí của BV. Do đó, anh góp ý BV chỉ cấp thẻ giới hạn cho một người nuôi bệnh. “Nếu người này đăng ký nuôi thì người kia phải ra viện sẽ hợp lý hơn là thu phí chi ly điện, nước. Các BV hiện tại chất lượng phục vụ chưa tốt mà đã bắt người nuôi bệnh đóng tiền thì người dân sẽ thấy không thỏa mãn”. BV Từ Dũ hằng ngày có rất đông người nhà đến chăm sóc thai phụ. Ảnh: HL Thu phí không nhằm tăng nguồn thu Tại khu dịch vụ BV Từ Dũ, người nuôi bệnh thứ nhất không phải đóng phí, người thứ hai phải đóng phí 100.000 đồng/ngày. BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ, cho hay hiện nay việc thu phí thân nhân ở các BV không nhằm mục đích tăng nguồn thu mà góp phần quản lý an ninh trật tự, hạn chế thân nhân lưu trú ở BV, giúp bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh hơn, đặc biệt vào ban đêm. “BV càng đông sẽ càng tăng thêm sự phức tạp, đối tượng không tốt trà trộn, giả danh thân nhân người bệnh gây mất an ninh. Tại BV từng xảy ra các sự cố ngủ một đêm sáng dậy sơ sẩy mất điện thoại, mất tiền” - BS Thanh cho hay. Mặc dù BV chưa thu tiền người nuôi bệnh nhưng theo BS Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, thì hiện nay do giá viện phí chưa được tính đúng, tính đủ nên BV gặp không ít khó khăn. Hiện tại BV chưa thu phí này nhưng theo ông, cần đưa việc tính phí này vào lộ trình tự chủ tài chính. BS Chiến bày tỏ: “Quan điểm cá nhân tôi không phản bác việc thu phí người nhà nuôi bệnh nhưng thu ra sao, với lý do gì thì phải thông báo rõ ràng, nằm trong chi phí hợp lý, ghi rõ trong đơn giá và có sự đồng thuận từ phía bệnh nhân”. Lý giải đơn giản cho chi phí chưa được tính đủ, BS Chiến dẫn chứng một người bệnh ra viện, trên đơn giá viện phí không hề liệt kê các khoản phí đi thang máy, chi phí vệ sinh, sử dụng điện, nước... của người nuôi bệnh. Đó là chưa kể có những nơi thân nhân bệnh nhân vào phòng bệnh nấu nướng, ăn uống, tắm rửa, giặt giũ… mà phần lớn các BV công hiện không thu phí. BS Chiến nêu quan điểm, đừng nghĩ một người đi tiểu 1-2 lần, giật xả nước 1-2 lần, rửa tay 1-2 lần là không đáng gì nhưng cả ngàn người thì lượng nước, xà phòng… mỗi tháng tiêu thụ rất lớn mà BV phải hoàn toàn gánh chịu. Trước ý kiến cho rằng người nhà chăm bệnh là đỡ một phần gánh nặng công việc cho y tá, điều dưỡng, BS Chiến cho rằng đây là quan điểm thiếu thuyết phục. Y tá, điều dưỡng thực hiện việc chăm sóc bệnh nhân theo y lệnh của bác sĩ, người nhà bệnh nhân không làm thay được. BV vẫn có khoa mà ở đó người nhà hoàn toàn không phải làm gì cả. Còn việc người nhà bệnh nhân bên cạnh, chăm sóc là tự nguyện và theo tình cảm là chính, không có người nhà thì điều dưỡng vẫn hỗ trợ được nên không thể lẫn lộn hai việc này với nhau. Quan điểm của Bộ Y tế Ngày 10-4, trao đổi với báo chí về vấn đề BV có được thu phí người nuôi bệnh hay không, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các BV đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì BV vẫn được quyền thu. Trở lại vấn đề thu phí người nuôi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận nhiều người không phải là bệnh nhân vào BV nhưng sử dụng điện, nước, vệ sinh, ảnh hưởng môi trường. “BV phải cử nhân viên hoặc thuê người dọn dẹp vệ sinh và trả tiền cho các khoản điện, nước này. Về nguyên tắc, BV là đơn vị tự chủ kinh phí nên người vào sử dụng dịch vụ phải trả tiền là hợp lý” - Thứ trưởng Tiến nói. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thu như thế nào phải hợp lý và phải thông qua phê duyệt theo quy định hiện hành hợp pháp. Mục đích tốt nhưng cách triển khai sai Qua trao đổi với BV đa khoa Thủ Đức, góc độ nào đó phải nhìn nhận BV này thu tiền người nuôi bệnh nhằm mong muốn phục vụ thân nhân người bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, cách làm này không đúng. BV có phần hơi vội vàng. Cách thu đều hết, nghĩ là ai cũng sẽ sử dụng dịch vụ là không đúng nguyên tắc tài chính. Ông TĂNG CHÍ THƯỢNG, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Sở Y tế sẽ hướng dẫn, kiểm soát Sắp tới đây, Sở Y tế sẽ hướng dẫn các BV triển khai việc thu phí người nuôi bệnh cho đúng tinh thần quy định của pháp luật. Theo đó, Sở sẽ nắm lại việc thu chi này ở các BV. Đồng thời, Sở chỉ đạo phòng Tài chính của Sở có văn bản nhắc nhở, yêu cầu các BV phải xin ý kiến của Sở nếu triển khai thu phí người nuôi bệnh. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .