Công ty Thiết kế web

Cả thập niên tủi nhục nơi xứ người

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 14/2/19.

  1. test

    test New Member

    Cả thập niên tủi nhục nơi xứ người
    Gặp chị C. ở bản Khằm 1, xã Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa), chị ngần ngại nhìn chồng, có ý không muốn tiếp chuyện chúng tôi vì chị muốn chôn sâu những ngày tháng tủi hổ. Tuy nhiên, sau khi nhận ánh mắt khuyến khích, tin cậy từ chồng cùng việc anh ý tứ lánh đi, chị rụt rè kể lại chuyện 10 năm lưu lạc xứ người cùng hành trình bỏ trốn đầy cay đắng…

    Sinh con cho hai anh em nhà chồng!

    Khoảng 11 năm trước, chị có một gia đình hạnh phúc cùng ba con nhỏ. Biến cố xảy ra khi người chồng vào tù vì tội buôn ma túy.

    Biết chị đang tìm việc làm để nuôi con, hai phụ nữ lạ mặt đã đến rủ lên Lào Cai làm việc với lời hứa sẽ trả lương cao. Như vớ được phao, chị để lại ba con nhỏ cho cha mẹ chồng trông nom, đi theo họ và không hay mình là nạn nhân của bọn buôn người.

    “Khoảng tháng 5-2017, họ đưa tôi đến nhà một người Mông ở Trung Quốc giam lỏng ở đó. Khoảng nửa tháng sau thì một người đàn ông tên Yosua Neng, khoảng 40 tuổi, ở tỉnh An Huy đến mua về làm vợ” - chị kể.

    Theo chị C., khi đưa về nhà, gia đình chồng giám sát nhiều tháng liền. Một lần chị định bỏ trốn thì bị phát hiện, người chồng đã đánh đập dã man. Sau đó, gia đình chồng bắt đầu cho đi chợ nhưng luôn có người của gia đình chồng theo cùng. “Khi phát hiện mình có thai, tôi báo cho gia đình nhưng họ vẫn đánh đập đến khi sinh đứa con trai cho họ” - chị kể trong nước mắt.

    Chị cho hay sau khi sinh con, gia đình chồng ít đánh đập hơn nhưng họ bắt đi làm thuê từ sáng tới đêm. Toàn bộ số tiền kiếm được bị chồng và mẹ chồng lấy hết. “Có lần được chủ cho tiền, tôi lén giấu đi và khi bị phát hiện, gia đình chồng dùng roi, gậy thay nhau đánh cho đến khi tôi kiệt sức họ mới ngưng…” - chị nói.

    Cay đắng hơn, cuối năm 2012, nhà chồng đánh đập, cưỡng ép, bắt chị phải đẻ con cho anh chồng đang sống chung nhà. Đến năm 2013, chị sinh một bé gái cho anh chồng!

    Nước mắt chị không ngừng rơi trên khuôn mặt không còn trẻ. “Những trận đòn thừa chết thiếu sống còn có thể nguôi ngoai nhưng chuyện họ bắt tôi phải sinh con cho anh chồng cứ ám ảnh mãi…” - chị nói.

    [​IMG]

    Chồng chị Hạng Thị C. vui và xem đứa con riêng mà chị mang thai từ Trung Quốc về sinh ở Việt Nam như con ruột của mình. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

    Trốn chạy khỏi “địa ngục trần gian”

    Ngày bỏ trốn khỏi nhà chồng, chị đã trải qua nhiều cay đắng. “Khoảng tháng 10-2017, tôi có quen một người bạn của chồng và cũng có nảy sinh tình cảm với người đàn ông này. Sau đó, bạn của chồng hứa sẽ giúp đỡ đưa tôi về Việt Nam nên chúng tôi nhiều lần qua lại để tìm cách thoát khỏi “địa ngục trần gian”” - chị kể.

    Và rồi trong khoảng thời gian này, chị bất ngờ phát hiện mình có thai với người bạn của chồng nên thúc giục anh ta giúp đưa chị và hai con về Việt Nam nhưng người này từ chối. “Tôi nghĩ cuộc đời của tôi đã không còn lối thoát nên quyết định tìm đường trở về dẫu có phải chết” - chị kể.


    386 nạn nhân của bọn buôn bán người trên toàn quốc được cơ quan chức năng phát hiện trong năm 2018. Cơ quan chức năng cũng tiếp nhận, giải cứu 490 nạn nhân.

    Một đêm tháng 12-2017, vùng núi thuộc tỉnh An Huy nhiều tuyết, chị bỏ trốn khỏi nhà chồng. “Tôi đau đớn vì đã không thể mang theo hai con năm và 10 tuổi về Việt Nam” - chị kể.

    Để lại mảnh giấy “Mẹ về nhà ngoại ở Việt Nam và không còn quay lại nữa! Mẹ xin lỗi vì không thể mang theo các con” - chị đi theo lối mòn tìm về quê hương. Trên hành trình trốn chạy, chị xin ăn, làm thêm… cho đến khi gặp một đồn công an ở tỉnh An Huy và chị được đoàn tụ với gia đình ở quê nhà sau nhiều năm tủi nhục.

    Khi về nhà một thời gian, người chồng của chị cũng ra tù và họ đã đoàn tụ cùng các con của mình. “Đứa con trên tay mà chị đang bế đã được sáu tháng tuổi, dù không phải máu mủ nhưng được người chồng xem như chính con ruột” - chị nói và hướng đôi mắt biết ơn về phía người chồng…


    Tội phạm mua bán người trong nước còn tiềm ẩn và chưa được khảo sát, đánh giá. Công tác điều tra, nắm tình hình quản lý đối tượng còn hạn chế, thậm chí nhiều cơ quan chủ quan cho rằng không có tội phạm mua bán người nên chưa đánh giá đúng thực trạng cũng như xu hướng hoạt động của tội phạm.

    Sự quan tâm chưa đúng mức đến công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác này.

    Thượng tướngLê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an,
    trả lời tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 23-8-2018

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này