Công ty Thiết kế web

CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH VỀ MẮT CHO GIỚI TRẺ

Thảo luận trong 'Nhà Đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi hunglambds, 14/1/22.

  1. hunglambds

    hunglambds Member

    Các phương pháp giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh về mắt bao gồm chế độ sinh hoạt, bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho mắt, khám mắt định kỳ, tập thể dục cho mắt, thư giãn mắt,...

    Các tật của mắt và cách phòng tránh bệnh về mắt cho giới trẻ
    1. Các tật của mắt
    1.1. Cận thị

    Đặc điểm của tật cận thị là không nhìn rõ những vật ở xa. Tùy theo độ cận thị mà người ta phải kê sách ở khoảng cách gần phù hợp mới nhìn rõ chữ.

    Đặc điểm nhận biết cụ thể:

    • Khi xem tivi phải ngồi gần mới nhìn rõ, phải rút ngắn khoảng cách khi muốn nhìn rõ một vật hay chữ gì đó.
    • Đọc chữ thường hay bị nhảy hàng hoặc dùng ngón tay để dò theo chữ để không bỏ sót.
    • Khi viết lại chữ với số lượng nhiều thường viết sai.
    • Nheo mắt khi nhìn vật ở xa.
    • Thường cảm thấy mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt.
    • Sợ ánh sáng quá sáng hoặc khi bị chói mắt.
    [​IMG]


    Cận thị là tật của mắt phổ biến ở người trẻ bởi chế độ sinh hoạt và do di truyền.

    Phân loại cận thị

    Cận thị đơn thuần:

    Cận thị đơn thuần nguyên nhân do di truyền hoặc do chế độ làm việc. Tật cận thị đơn thuần phổ biến với người từ 10 đến 18 tuổi, thường có xu hướng tăng độ cận trong một khoảng thời gian và ngưng lại ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, người bị cận thị đơn thuần vẫn phải chăm sóc mắt đúng cách để đảm bảo độ cận không tăng nhanh và kéo dài.

    Cận thị thứ phát:

    Nguyên nhân của cận thị thứ phát là do xơ hóa thủy tinh thể hay còn gọi là nuclear sclerosis, khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn gây ra một số tác dụng phụ hoặc nguyên nhân do đường huyết tăng cao vì bệnh tiểu đường,...

    Cận thị giả:

    Khi mắt gia tăng điều tiết dễ xảy ra cận thị giả cơ thể mi phụ trách điều chỉnh khả năng điều tiết của mắt bị co lại làm tầm nhìn ở xa suy giảm tạm thời. Biểu hiện của cận thị giả tương đồng với biểu hiện của cận thị thật, tuy nhiên cận thị giả sẽ phục hồi sau thời gian nghỉ ngơi.

    1.2. Viễn thị
    Viễn thị là một tật khác của mắt có biểu hiện ngược lại với tật cận thị. Người bị viễn thị không nhìn rõ vật ở gần. Thay vào đó, họ có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách xa hơn.

    Triệu chứng

    Người bị viễn thị đôi khi sẽ cảm thấy đau mắt hoặc nhức đầu, cảm thấy mệt mỏi hoặc thường nheo mắt khi làm việc (đọc sách, nhìn màn hình máy tính) ở khoảng cách gần.

    Nguyên nhân

    Người bị tật viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Đây có thể là tật bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khác gây ra. Cần phân biệt tật viễn thị và lão thị vì hai tật này có biểu hiện tương đồng với nhau.

    1.3. Loạn thị
    Tật loạn thị có liên quan đến vấn đề khúc xạ. Tật loạn thị có thể do bẩm sinh hoạt thói quen sinh hoạt gây ra. Đối với người bị tật loạn thị, giác mạc bị dị dạng khiến độ cong bị biến dạng gây ra tình trạng võng mạc có nhiều điểm hội tụ hình ảnh.

    >>>>> Văn phòng cho thuê TPHCM

    [​IMG]


    Không nên để mắt hoạt động quá lâu dễ gây nên tình trạng mệt mỏi, thị lực kém.

    2. Biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt
    Ánh sáng: giữ độ sáng phù hợp khi làm việc. Tránh ánh sáng quá mạnh hoặc không đủ. Điều này sẽ làm mỏi mắt dẫn đến suy yếu thị lực trong thời gian dài.

    Khoảng cách: nên giữ khoảng cách tiêu chuẩn khi đọc sách, nhìn máy tính. Việc nhìn quá gần sách hay màn hình máy tính, điện thoại dễ khiến mắt điều tiết quá độ.

    Thư giãn sau giờ làm việc: mắt nhắm lại hoặc chớp mắt nhiều lần, xoa nhẹ vùng mắt để làm dịu các cơ quan mắt.

    Chế độ sinh hoạt: thực đơn ăn uống đủ chất, giàu vitamin A, E và các vitamin khác. Các thực phẩm phù hợp như: cải bó xôi, bắp, trứng, cà chua, gan, dầu đậu nành, dầu hướng dương và các loại hạt.

    Tập thể dục mắt: áp dụng các bài tập mắt và thực hiện thường xuyên. Đặc biệt là khi làm việc trên máy tính với cường độ cao. Các bài tập này chỉ mất 1 đến 2 phút nhưng sẽ giúp thư giãn mắt đáng kể.

    Kiểm tra mắt định kỳ: cho dù mắt không có dấu hiệu suy giảm thị lực nhưng việc khám mắt định kỳ vẫn nên thực hiện 6 tháng 1 lần. Như vậy sẽ giúp phát hiện sớm nguy cơ các bệnh về mắt và có giải pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

    Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ mắt: tìm hiểu thông tin các sản phẩm phù hợp để hỗ trợ giảm nguy cơ các bệnh về mắt. Bổ sung thêm các chất để mắt khỏe hơn.

    Các tật của mắt và cách phòng tránh bệnh về mắt cho giới trẻ
     

trang này