Trong các dịp lễ tết, người dân thường có thói quen lưu giữ thực phẩm chế biến sẵn hoặc lưu trữ rất nhiều thức ăn. Tuy nhiên, khi thực phẩm không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể không tránh khỏi nguy cơ bị ngộ độc. Theo BS CK1 Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện ra bằng những triệu chứng ở dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc. Nên ăn thức ăn sau 2 giờ được chế biến. Ảnh: Internet Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn Salmonella, E. Coli hoặc do nhiễm virus hay ký sinh trùng hay do thực phẩm bị nhiễm độc. Chất độc có thể là chất hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra. Người bị ngộ độc thực phẩm nhẹ thì mất nước, mệt mỏi. Nặng thì bị sốc, tổn thương cơ quan, thậm chí tử vong. Các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm: Buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt. Khi mất nước, cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. Bước vào giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, biểu hiện qua các dấu hiệu báo động như tiêu phân lỏng trên sáu lần ngày, ói ra máu, đi tiêu ra máu, sốt trên 38,5 độ không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội… Khi mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bạn nên bù đủ dịch sớm, đặc biệt là ở người già và trẻ em bằng cách uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi dấu hiệu cơ thể mất nước hoặc các triệu chứng nặng, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết, người dân nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Khi mua những loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua ở những nơi uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh. Cạnh đó, cần lưu ý thời hạn sử dụng trên vỏ hộp. Các loại thịt, cá phải bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp. Các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn. Sau khi chế biến thức ăn, nên sử dụng trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng. Nếu để quá 2 giờ, cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Không nên tiếc thức ăn dư thừa vì đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn. Chú ý rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hàng trăm học sinh đi dã ngoại phải cấp cứu sau khi ăn xôi gà (PLO)- Sau khi được phát xôi gà ăn sáng, trên đường di chuyển đi dã ngoại, hàng loạt học sinh bị nôn ói, chóng mặt. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .