Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chính vì vậy mà tường của các công trình nhà ở thường bị ẩm và thấm dột dẫn đến xuất hiện các vấn đề như: ẩm mốc, bong tróc,…làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Để ngăn chặn và khắc phục những vấn đề này thì khi sơn mới hoặc sơn lại cho tường bị ẩm bạn cần phải biết cách xử lý. Thông thường khi bạn mua sơn nhà sản xuất đã có ghi chú khoảng thời gian sơn nhà phù hợp để đạt được màu sơn chuẩn nhất cho bạn. Tuy nhiên, để đạt được màu sơn đẹp còn phải dựa vào độ ẩm của tường nhà là bao nhiêu. Vậy làm cách nào để chúng ta xác định được tường nhà có độ ẩm bao nhiêu? Tường ẩm có sơn được không ? Qua bài viết dưới đây, Thiên Hồng Ân sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về 2 câu hỏi được đặt ra ở trên và bí quyết chúng tôi sơn nhà khi tường nhà bị ẩm là gì. Các Lỗi Thường Gặp Khi Sơn Nhà Tường ẨmTrong quá trình thi công không tránh khỏi những điều kiện khắc nghiệt. Bạn cần hiểu rõ về kỹ thuật sơn để tránh được các lỗi đáng tiếc. Từ đó khiến cho bề mặt sơn không được bền và đẹp. Một số lỗi thường gặp khi sơn nhà: Màng sơn bị nhăn: Hiện tượng này xảy ra là do lớp sơn dưới chưa khô đã tiến hành sơn lớp thứ 2. Biện pháp khắc phục là hãy thực hiện đúng thời gian thi công cho từng lớp. Màu sơn không đồng nhất: Hiện tượng này là do pha trộn sơn không kỹ. Hoặc có thể quá trình thi công sơn không đều. Khắc phục bằng cách chọn thợ sơn tay nghề cao. Màng sơn bị phân hóa: Có thể bạn đã sơn kém chất lượng, hoặc pha quá loãng nên gây ra hiện tượng này. Bạn nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Màng sơn bị bong tróc: Do xử lý bề mặt không kỹ, sử dụng lớp sơn lót không đồng bộ. Ngoài ra còn do nhiều yếu tố khác. Bạn nên thuê các đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng. Màng sơn bị rêu mốc: do bề mặt tường có độ ẩm, có thể do sự tích tụ nước hoặc bị thấm tường gây ra. Bạn hãy sử dụng các biện pháp chống thấm hiệu quả. Ngoài ra còn nhiều hiện tượng và yếu tố khác như: nứt, vỡ, bong tróc do nắng, do va chạm, hoặc do yếu tố thiên nhiên,… Cách Xử Lý Sơn Tường Còn Ẩm Đúng CáchTường nhà đặc biệt là vị trí chân tường và góc tiếp xúc với trần nhà thường bị ẩm do ảnh hưởng của hơi nước, mưa lớn và độ ẩm không khí cao. Khi tường nhà bị ẩm, lớp sơn sẽ rất dễ bị bong tróc và xuất hiện nấm mốc, vết ố vàng loang lổ rất mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, bạn hãy đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn sau đây để tường nhà của bạn không bị hỏng khi sơn tường lúc tường còn hơi ẩm: Phải sơn lớp sơn bên ngoài trời trước và để khô trong vòng 24-28 tiếng đồng hồ. Luôn để thoáng không khí trong nhà, nhằm gia tăng sự bốc hơi của tường ẩm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng quạt trong quá trình sơn khi trời không có nắng. Để quy trình sơn tường trong nhà diễn ra suôn sẻ, bạn nên sử dụng sơn chống thấm cho lớp sơn bên ngoài. Bước 1: Làm sạch bề mặt tường ẩm trước khi sơn Với tường cũ, trước khi sơn cần loại bỏ nấm mốc và ngăn không cho nấm mốc hình thành trong nhà ở của bạn bằng cách sử dụng chất tẩy rửa nấm mốc. Đối với tường mới thì sử dụng giấy ráp đánh qua toàn bộ tường để sơn dễ bám chặt tường hơn. Bước 2: Sơn lớp bả cho tường Bả chính là việc sử dụng bột bả để lăn tường rồi dùng các dụng cụ như giấy ráp đánh phẳng đến khi tường phẳng mịn. Lớp bả mastic là lớp dùng để che khuyết điểm, khe nứt giúp cho lớp sơn lót và sơn phủ dễ bám dính trên bề mặt tường hơn, do đó chúng ta sẽ tiết kiệm được một lượng sơn phủ và sơn lớp. Ngoài ra, lớp bả cho tường còn mang lại độ thẩm mỹ cao cho căn nhà, bảo vệ những đồ vật treo trên cao và cũng có thể tạo độ bằng phẳng, bóng, mịn cho các lớp sơn sau. Có thể bạn quan tâm: Sơn Lót Là Gì? Có Nên Dùng Sơn Lót Không? Bước 3: Sơn lót tường Lớp sơn lót có chức năng giúp bảo vệ tường tránh bị kiềm hóa nhanh, loang lổ và cũng làm tăng khả năng chống thấm cho tường. Bạn nên sử dụng lớp sơn lót màu trắng để làm nền cho màu sơn phủ lên màu chuẩn hơn. Việc bỏ qua lớp sơn lót tường, không có nhiều ảnh hưởng đến quá trình thi công. Tuy nhiên, sau một thời gian sẽ làm giảm đáng kể chất lượng và khả năng bảo vệ của lớp sơn phủ do đó, Sơn Thiên Hồng Ân nghĩ bạn không nên bỏ qua lớp sơn lót. Bên cạnh đó, bạn nên sơn 2 lớp sơn lót để làm tăng độ bám dính các kết cấu giữa các lớp sơn với nhau. Bước 4: Thi công chống thấm cho nhà vệ sinh Trong căn nhà của chúng ta, phòng vệ sinh là nơi có khả năng thấm nước cao nhất. Do đó, việc sử dụng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh là điều rất cần thiết mà gia chủ cần lưu ý. Quy trình thực hiện sơn tường cũng giống như những bước thi công ở trên, Công Ty Thiên Hồng Ân gợi ý nên chọn sơn lót và sơn phủ ngoại thất để làm tăng khả năng chống thấm cho tường. Bạn nên sơn 2 lớp sơn phủ và mỗi lớp sơn cách nhau 2 tiếng đồng hồ để màu tường được đẹp và chuẩn nhất. Ngoài ra, bạn nên lưu ý sử dụng cây lăn ở bề mặt tường rộng và dùng cọ mảnh cho những phần khe góc của tường. Lưu ý: Bạn nên sử dụng sơn lót chuyên dụng cho nội thất và ngoại thất để có được hiệu quả cao nhất nhé. Bước 5: Sơn phủ tường Sơn phủ tường là khâu cuối cùng trong quy trình thi công cũng như hoàn thiện căn nhà của bạn. Mẹo để sơn lớp sơn phủ là sơn từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Thẩm mỹ căn nhà của bạn sẽ dựa theo màu sơn phủ mà bạn lựa chọn do đó, hãy chọn màu sơn theo ý bạn thích và màu sắc của sơn phủ cũng nên phù hợp với nội thất trong căn nhà của mình nhé. Ngoài ra nếu khách hàng mong muốn nhận dịch vụ thi công sơn nhà trọn gói với sơn Jotun đạt chuẩn từ Thiên Hồng Ân. Xin liên hệ Phòng Tư Vấn Bán Sơn và Thi Công Công Trình với thông tin sau: Tới trực tiếp cửa hàng của Thiên Hồng Ân tại toạ lạc tại địa chỉ 196 Kinh Dương Vương - Phường An Lạc A - Quận Bình Tân - TpHCM Hoặc liên hệ: Hotline: 0917 121 002 – 0911 121 002 Email: sonthienhongan@gmail.com