Công ty Thiết kế web

Cần luật hóa chính sách nhà giáo

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 17/1/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Cần quan tâm đến đội ngũ nhà giáo bằng chính sách thiết thực, cụ thể (ảnh minh họa)


    Nâng cao vị thế nhà giáo

    Tại Khoản 2 Điều 65 dự thảo Luật GD (sửa đổi) có nêu: Nhà giáo có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh, đóng vai trò quyết định bảo đảm chất lượng GD. Nhà nước có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

    Tán thành với quy định này, đại biểu Quách Thế Tản (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) nhận xét: Quy định trong dự thảo Luật đã đáp ứng lòng mong mỏi của đội ngũ nhà giáo nói riêng và xã hội nói chung. Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, vì thế tôn vinh nhà giáo là việc làm cần thiết và rất cần được luật hóa. Ngoài ra, giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng GD của nhà trường. Nhất là tới đây, khi Chương trình GDPT mới được áp dụng triển khai thì giáo viên càng có vị trí, vai trò quan trọng.

    “Nói một cách khác, đổi mới GD có thành công hay không phụ thuộc vào đội ngũ các thầy, cô giáo. Vì vậy việc tôn vinh, có chính sách đãi ngộ giáo viên là việc làm cần thiết” - đại biểu Quách Thế Tản nêu quan điểm.

    Liên quan đến quy định về GDTX và trung tâm học tập cộng đồng, đại biểu Quách Thế Tản góp ý, nên bỏ quy định hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng theo hình thức dân lập. Bởi ở thời điểm hiện tại, quy định này chưa thực sự khả thi.


    Thực tế hiện nay, trong xã hội nhiều người vẫn chưa thực sự ghi nhận và coi trọng vị thế nhà giáo. Cần phải tôn trọng và nâng cao vị thế nhà giáo trong xã hội. Cùng với đó, cần có chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương cho nhà giáo để nhà giáo yên tâm công tác. Rất mừng là dự thảo Luật GD (sửa đổi) cũng đã đề cập đến vấn đề này.



    Đại biểu Quốc Thế Tản


    Nhất trí với quy định về một số quy định chính sách nhà giáo trong dự thảo Luật GD (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho rằng, dự thảo Luật đã đầu tư kỹ lưỡng về vấn đề này. Các quy định khá tường minh nên dễ hiểu. Theo đại biểu Hồ Thị Minh, thời gian qua, một số chính sách liên quan đến nhà giáo chưa thực sự phù hợp, dẫn đến một số bất cập, nhất là chính sách tiền lương và một số chế độ đãi ngộ đối với giáo viên vùng khó.

    “Vì thế, tôi tán thành với quy định trong dự thảo Luật là: Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ. Hy vọng, với quy định này sẽ đáp ứng được kỳ vọng của nhà giáo và xã hội. Qua đó, giúp giáo viên có thể sống được bằng nghề, không phải làm thêm nghề phụ để nuôi nghề chính. Từ đó có thể yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp trồng người” - đại biểu Hồ Thị Minh nói.

    Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ và chính sách tiền lương đối với nhà giáo, Đại biểu Hồ Thị Minh cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải khẳng định lại vị thế nhà giáo. Do đó việc luật hóa vấn đề này là cần thiết. Cùng với đó cần có chính sách thu hút người giỏi vào ngành Sư phạm. Theo đó, một trong những giải pháp căn cơ đó chính là tạo việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường.

    [​IMG]

    • Một lớp học của Trường Tiểu học Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội)

    Luật hóa chính sách tiền lương

    Từng có ý kiến về chế độ chính sách tiền lương đối với nhà giáo, Đại biểu Quốc hội Lê Tuấn Tứ (nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hòa) bảo vệ quan điểm: Cần cụ thể hóa Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; trong đó có quy định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng...

    Tuy nhiên, đại biểu cũng nhấn mạnh thực tế, Nghị quyết 29 đã thực hiện được 5 năm nhưng vấn đề lương, chế độ của nhà giáo vẫn chưa được thực thi. Hiện nay, nhà giáo vẫn đang hưởng lương giống như viên chức, công chức hành chính. Trong khi đó, ai cũng biết dạy học là công việc đặc thù và có liên quan trực tiếp đến mọi nhà và mọi ngành nghề. Những quy định về chính sách tiền lương đối với nhà giáo chưa thực sự tạo động lực để nhà giáo yên tâm công tác, phấn đấu vươn lên trong bối cảnh có nhiều áp lực như hiện nay. Do đó đây là thời điểm thích hợp để chúng ta Luật hóa về chính sách tiền lương đối với nhà giáo.

    Đồng quan điểm, Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh) cho rằng, cần quan tâm đến đến đội ngũ nhà giáo bằng những chính sách thiết thực, bền vững. Dự thảo Luật GD (sửa đổi) đã thể hiện được tinh thần này, tuy nhiên cần mạnh và quyết liệt hơn nữa.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này