Công ty Thiết kế web

Cần nhiều đột phá trong đầu tư để phát triển vùng ĐBSCL

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 6/4/19.

  1. test

    test New Member

    Cần nhiều đột phá trong đầu tư để phát triển vùng ĐBSCL
    Chiều 5-4, tại UBND TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương nhân dịp về dự mừng tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2019.

    Tham dự buổi làm việc còn có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, các Bộ ngành TW cùng lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ.

    [​IMG]

    Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc buổi làm việc.

    Giao thông là bài toán quyết định cho sự phát triển

    Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, buổi làm việc của Thủ tướng với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL tập trung các nhóm vấn đề. Cụ thể là xác định rõ các thách thức mà ĐBSCL đang đối mặt.

    Xác định quan điểm chuyển đổi mô hình phát triển, đặc biệt liên quan đến việc sắp xếp, quy hoạch lại không gian cho các tiểu vùng kinh tế sinh thái nước mặn, nước ngọt, nước lợ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động, kết cấu hạ tầng, định hướng đầu tư, bảo đảm sự phát triển tổng thể, kết cấu từng vùng và kết cấu với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về đất đai, tài nguyên nước, thuế để tạo sự đột phá trong huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển nhân lực, phát triển thị trường, thu hút sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Ngoài ra là nâng hiệu lực, hiệu quả cơ chế điều phối và tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

    Về tình hình giao thông của khu vực ĐBSCL, báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận định giao thông ĐBSCL là một trong những điểm yếu so với khu vực khác, ảnh hưởng ít nhiều đến phát triển của khu vực. Đặc điểm của khu vực là đất yếu, đầu tư lớn nhưng kết quả thì không tốt, nhìn tổng quan thì giao thông vận tải là điểm nghẽn ở ĐBSCL.

    Theo ông Thể, ở khu vực ĐBSCL có 5 cột dọc quan trọng (Cầu Mỹ Thuận 2, Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận– Cần Thơ...), nếu hoàn thành tốt giúp khu vực kết nối đông tây hết sức tốt. Ngoài ra còn các tuyến ngang (QL91, Quảng Lộ Phụng Hiệp...) cũng quan trọng nếu không có các trục ngang thì trục dọc cũng không thể phát triển được.

    [​IMG]

    Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thông tin về các dự án giao thông trọng điểm ở ĐBSCL.

    Về hàng hải, Bộ trưởng Thể nhận định khu vực ĐBSCL có nhiều cảng chủ yếu ở sông Tiền và sông Hậu nhưng chỉ có Cảng Cái Cui lớn nhất. ĐBSCL đang cần một cảng lớn kết hợp với sân bay Cần Thơ thì mới phát triển công nghiệp hóa, thời gian qua việc thu hút đầu tư công nghiệp rất là yếu. Điều đáng nói trong 5 loại hình vận tải thì ĐBSCL chưa có đường sắt. Thời gian tới, Bộ sẽ tham mưu tham mưu Chính phủ để có đột phát giao thông giúp khu vực phát triển tốt nhất.

    Báo cáo về tình hình thực hiện các dự án giao thông trọng điểm ở khu vực ĐBSCL, Bộ trưởng Thể cho biết, sau khi Thủ tướng có kết luận giải quyết nhưng vướng mắc ở tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thì Bộ GTVT và các bên đã tập trung điều chỉnh theo chỉ đạo, tất cả công việc đang diễn biến thuận lợi.

    Bộ trưởng Thể cho biết thêm, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính bố trí vốn 932 tỉ cho đoạn cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ. Hiện Bộ GTVT đã cho điều chỉnh hồ sơ, cố gắng trong năm nay sẽ tổ chức mở thầu và công bố rộng rãi để bắt tay triển khai dự án. Bộ trưởng yêu cầu các địa phương, chủ yếu là tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Ngoài ra Bộ cũng đang nghiên cứu tuyến cao tốc Tốc từ Hồng Ngự đến Trà Vinh.

    Về lĩnh vực giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng nêu ra những khó khăn của ĐBSCL như việc kiên cố hóa trường lớp của vùng ĐBSCL chỉ đạt 46%, trong khi số liệu bình quân cả nước là 74%; về cơ cấu ngành nghề đào tạo còn hạn chế.

    Là một thành phố đứng đầu khu vực ĐBSCL, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống cho rằng giao thông khu vực là một vấn đề hết sức bức thiết hiện nay. Mặc dù thời gian qua Chính phủ và bộ ngành đã có nhiều đầu tư giao thông của vùng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Bởi vận tốc phát triển giao thông vùng không theo kịp vận tốc phát triển kinh tế của vùng đã tạo nên sự ách tắc.

    Do đó, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành quan tâm hơn nữa, sớm hoàn thành các tuyến giao thông trọng điểm góp phần phát triển kinh tế toàn vùng.

    Bên cạnh đó, ông Thống đề xuất trong việc quy hoạch tích hợp không nên làm riêng lẻ từng tỉnh mà làm cho từng vùng sẽ giải tỏa được nhu cầu liên kết vùng mà từ trước giờ chúng ta làm chưa hiệu quả, tương tự như cả vùng liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Trong khi đó, ông Lữ Văn Hùng – Bí thư tỉnh Hậu Giang cho rằng về quy hoạch liên kết phát triển vùng hiện nay ĐBSCL thiếu “tư lệnh vùng” để kết nối. Nếu không có “chỉ huy” thì trong 5 đến 10 năm tới việc phát triển của vùng cũng khó thay đổi nhiều.

    Tại buổi làm việc, nhiều lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL cũng nêu lên thực trạng khó khăn của địa phương như ứng phó biến đổi khí hậu, quản lí đất đai, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

    Đặc biệt, hầu hết các ý kiến của lãnh đạo các tỉnh ở ĐBSCL đều “kêu ca” về thực trạng hạ tầng giao thông của đồng bằng yếu kém, chưa đáp ứng và cản trở sự phát triển KT-XH của cả vùng. Qua đó, lãnh đạo các địa phương kiến nghị trung ương cần có những chính sách đặc biệt, ưu tiên đầu tư cho ĐBSCL, trong đó có phát triển giao thông, vì đây là điều kiện tiên quyết, quyết định cho sự phát triển chung trên các lĩnh vực khác của ĐBSCL.

    Cần có "tư lệnh" để chỉ huy liên kết phát triển vùng

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thống nhất ý kiến ĐBSCL cần phải có những đột phá mới. “Trong tất cả các đột phá thì đột phá về hạ tầng là quan trọng nhất, không chỉ về đường sá, cầu cống mà còn đột phá trường học, kinh tế, xã hội... đặc biệt là phải phát triển ứng dụng hạ tầng thông minh (hạ tầng số) mạnh mẽ hơn.

    [​IMG]

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

    Theo Thủ tướng, các địa phương phải tích cực ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ phát triển bền vững, làm sao đời sống hơn 20 triệu dân khu vực ĐBSCL được nâng cao, cải thiện.

    “Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng cứng ở ĐBSCL là rất quan trọng. Lộ trình phát triển giao thông mà Bộ trưởng Bộ GTVT nêu trên là cam kết của Chính phủ và Bộ GTVT đối với hàng triệu để giải quyết những bức xúc hiện nay. Như Bộ trưởng Bộ GTVT đã cam kết, trước hết tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận – Cần Thơ phải hoàn thành 2020 và thông tuyến năm 2021. Các bộ ngành phải tập trung nguồn lực cho phát triển hạ tầng cứng, trước hết là đường bộ”- Thủ tướng chỉ đạo.

    Đồng thời Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải đẩy mạnh phát triển liên kết vùng hơn nữa. “Không có nơi nào có điều kiện liên kết vùng tốt như ĐBSCL. Quy hoạch liên kết vùng phải quy hoạch tốt, tầm nhìn xa cần phải chỉ huy vùng. Nên chăng có một Phó Thủ tướng làm liên kế ĐBSCL. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến ĐBSCL phải kết nối với TP HCM trên tinh thần cả hai hỗ trợ nhau cùng phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này