Công ty Thiết kế web

Cảnh sát giao thông cam kết không xảy ra tiêu cực khi xử lý ‘ma men’

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 6/1/20.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Thượng tá Huỳnh Trung Phong trao đổi với báo chí tại buổi tổng kết - Ảnh: SƠN BÌNH


    Thượng tá Huỳnh Trung Phong đã trao đổi nhanh với báo chí xung quanh Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt (có hiệu lực ngày 1-1-2020) đang được dư luận quan tâm bởi mức phạt người uống rượu bia lái xe rất cao và tước giấy phép lái xe lên đến 24 tháng.

    * Thưa ông, đến thời điểm này PC08 đã xử phạt bao nhiêu trường hợp vi phạm nồng độ cồn theo nghị định 100?

    - Tính đến ngày hôm nay (6-1), lực lượng PC08 đã lập biên bản xử lý hơn 2.000 trường hợp vi phạm. Trong đó có hơn 200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (10 trường hợp lái xe ôtô, hơn 190 xe máy).

    Hầu hết người lái xe ôtô vi phạm ở mức một, bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) 10-12 tháng.

    * Việc xử lý vi phạm nồng độ cồn theo nghị định mới những ngày qua có gặp khó khăn?

    - Lực lượng PC08 đã có nhiều chuyên đề, kế hoạch xử phạt nồng độ cồn thời gian qua nên hoàn toàn có kinh nghiệm, chủ động khi nghị định mới có hiệu lực. Chúng tôi vừa tiến hành xử phạt vừa tuyên truyền cho người dân hiểu tinh thần của nghị định là hướng đến đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người.

    Nghị định không cấm người dân uống rượu bia mà là khi uống rượu bia, có nồng độ cồn trong người thì không lái xe. Hầu hết hơn 200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn được người dân chấp hành lập biên bản.

    * Dư luận lo mức phạt "ma men" cao, thời gian tước GPLX nâng lên sẽ dễ xảy ra tiêu cực trong lực lượng CSGT làm nhiệm vụ?

    - Uống rượu bia khi lái xe là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn tai nạn giao thông, gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản, và PC08 đã quán triệt tinh thần trách nhiệm đến toàn bộ lực lượng CSGT.

    Chúng tôi không thực hiện độc lập mà có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng liên quan. Bên cạnh CSGT có còn sự phối hợp của cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, tổ công tác 363 và huy động cả lực lượng công an phường, xã, thị trấn.

    Đặc biệt, CSGT gắn bó với chính quyền địa phương, tổ chức tuyên truyền cho người dân ở khu phố, khu dân cư cùng CSGT cam kết thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra bất cứ trường hợp vi phạm của cán bộ chiến sĩ trong việc xử lý nồng độ cồn, tạo tính răn đe và tuân thủ pháp luật.

    * Trường hợp CSGT uống rượu bia khi lái xe thì sao?

    - Điều này đã quán triệt luôn trong toàn bộ cán bộ chiến sĩ CSGT. Nếu phát hiện cán bộ chiến sĩ CSGT đã uống rượu bia lái xe sẽ xử lý thật nghiêm.

    [​IMG]


    Đội CSGT Hàng Xanh xử lý người vi phạm nồng độ cồn tối 2-1 - Ảnh: TTO


    * Dư luận lo lắng thiết bị đo nồng độ cồn không chính xác, không an toàn, mất thời gian, thậm chí người dân có thể "bị oan" khi không uống bia rượu mà vẫn "dính"?

    - Đây không phải lần đầu tiên tổ chức xử phạt nồng độ cồn, nhiều năm qua lực lượng CSGT tại TP.HCM thực hiện nhiều chuyên đề liên quan và rút ra nhiều kinh nghiệm.

    Thiết bị thổi được trang cấp của cơ quan chức năng đảm bảo an toàn kỹ thuật, được kiểm định và cơ bản chuẩn. Ống thổi cũng được trang cấp đầy đủ, người dân không phải lo lắng mất vệ sinh hay lây nhiễm khi thổi, bởi mỗi người chỉ thực hiện một ống thổi mới và bỏ đi.

    Và cũng không phải trường hợp nào CSGT cũng bắt người dân thổi mà còn tiến hành kiểm tra theo kinh nghiệm quốc tế. Khi đó CSGT chỉ cần dừng phương tiện hỏi nhanh 2-3 câu người cầm lái, nếu máy báo tín hiệu có cồn, CSGT mới mời vào đo.

    Trường hợp không báo tín hiệu có cồn, CSGT xin lỗi đã làm phiền và mời người dân đi.

    Với cách kiểm tra này, mỗi trường hợp mất khoảng một phút, không mất nhiều thời gian và kiểm tra được nhiều trường hợp...

    * Thưa ông, nếu người say xỉn biết bị phạt nặng nên nghĩ ra cách đối phó, thậm chí "bỏ của chạy lấy người" thì sao?

    - Cái quan trọng là mỗi người phải có ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác chứ không phải đợi say xỉn gặp cơ quan chức năng rồi đối phó.

    Mục đích của CSGT cũng không phải xử phạt, thu tiền phạt mà muốn tuyên truyền cùng mọi người chấp hành pháp luật tốt hơn, khi tham gia giao thông phải an toàn cho chính mình, cho người xung quanh.

    Trường hợp đối phó pháp luật quy định rất rõ, đối với các trường hợp không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử lý vi phạm ở mức cao nhất đối với lái xe ôtô và xe máy.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này