Công ty Thiết kế web

Câu chuyện phía sau ca mổ lúc 0 giờ cứu đôi mắt cho bé trai

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi postbai, 27/3/19.

  1. postbai

    postbai New Member

    Ngày 16-3, trong lúc đang cầm thanh sắt khoảng 20cm chạy chơi, bé trai (5 tuổi, ngụ Đắk Nông) bất ngờ vấp ngã khiến thanh sắt đâm xuyên hốc mắt bên phải chui vào trong não.

    Chứng kiến cảnh tượng đó, mẹ bé hốt hoảng đưa con vào BV Đa khoa tỉnh Đắk Nông để cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ (BS) đã nhanh chóng sơ cứu, chụp cắt lớp. Kết quả cho thấy thanh sắt đã chui vào trong não hơn 5cm nên băng cố định để hạn chế thanh sắt di chuyển và chuyển bé xuống BV Nhi đồng 2 (TP.HCM).

    [​IMG]

    BS Mai Tấn Liên Bang, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh tiến hành siêu âm đánh giá tình trạng nhãn cầu. Ảnh: BVCC

    BS Lê Quang Mỹ, Khoa ngoại thần kinh BV nhớ lại: “Từng tiếp nhận nhiều ca tai nạn hi hữu, nhưng chúng tôi vẫn bàng hoàng khi kiểm tra tình trạng vết thương. Thanh sắt bằng cách nào đó đã xuyên rách mi trên mắt phải, xuyên xương trần ổ mắt đi thẳng vào trong não. Nhận định ca bệnh phức tạp, êkip cấp cứu nhanh chóng hội chẩn phẫu thuật viên thần kinh, mắt, chẩn đoán hình ảnh và gây mê hồi sức. BS chuyên khoa mắt cũng được mời sang hội chẩn để cùng đánh giá. Xác định tri giác bệnh nhi còn tốt, không thấy dấu hiệu của tổn thương thần kinh nặng, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vấn đề mấu chốt là bằng mọi giá phải cứu được con mắt của bệnh nhi”.

    BS Mai Tấn Liên Bang, Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh tiến hành siêu âm đánh giá tình trạng nhãn cầu dưới sự quan sát của cả êkip. Nếu nhãn cầu bị vỡ, chỉ còn một lựa chọn là lấy bỏ nhãn cầu tổn thương, đồng nghĩa bé chỉ còn một con mắt. Những dấu hiệu trên siêu âm khả quan khi hình dạng nhãn cầu vẫn còn nguyên vẹn, nhưng đó cũng chỉ là gợi ý.

    Sau một hồi trao đổi ý kiến, cả êkip quyết định sẽ đưa bệnh nhi chụp cắt lớp não một lần nữa để đánh giá những tổn thương tiến triển nếu có trước khi lên bàn mổ. Đồng thời giải thích cho thân nhân về các khả năng có thể xảy ra trong ca mổ.

    [​IMG]

    Thanh sắt đâm xuyên hốc mắt nhưng kỳ diệu là đã không làm thương tổn nhãn cầu. ảnh: BVCC

    Hình ảnh cắt lớp mới nhất cho thấy không có tổn thương mới trong nhu mô não, chứng tỏ khâu cấp cứu ban đầu và vận chuyển bệnh nhân đảm bảo. Băng ca chuyển bệnh nhi vào phòng mổ trong lúc êkip phẫu thuật đã sẵn sàng.

    Rất nhanh chóng, bệnh nhi được gây mê toàn thân. Trong lúc êkip gây mê đang chuẩn bị các đường truyền để sẵn sàng hồi sức nếu bệnh diễn tiến nặng, các phẫu thuật viên trao đổi lần cuối về phương án tiếp cận.

    Đồng hồ điểm 0 giờ, nhát dao đầu tiên được rạch xuống. Sau 30 phút, xương sọ trán được lấy ra để bộc lộ vùng trần hốc mắt phải. BS chuyên khoa mắt cùng tham gia để kiểm tra nhãn cầu trong mổ. Rất may mắn khi thanh sắt chỉ "lướt" qua, tiếp tuyến với nhãn cầu. Dụng cụ chuyên biệt được dùng để vén và bảo vệ nhãn cầu trong khi phẫu thuật viên thần kinh cẩn thận lấy thanh sắt ra khỏi nhu mô não và ổ mắt.

    [​IMG]

    Êkip hội chẩn lần cuối trước khi mổ vào lúc 0 giờ đêm. Ảnh: BVCC

    Cả êkip vui mừng vì khả năng lớn đã giữ được mắt phải cho bệnh nhi. Các phẫu thuật viên tiếp tục cẩn thận thực hiện các thao tác tiếp theo để cầm máu, loại bỏ dị vật và tạo hình lại vùng xương sọ bị thanh sắt xuyên qua.

    Ba ngày sau mổ, mắt bé đã hết sưng và đã có thể nhìn rõ. Sau 10 ngày điều trị, vết mổ đã liền, không có tổn thương thần kinh cũng như dấu hiệu nhiễm trùng, thị lực mắt phải đã hồi phục hoàn toàn. Cậu bé tinh nghịch cười giỡn cùng BS khi đếm ngón tay BS đưa lên để kiểm tra thị lực lần cuối trước lúc xuất viện.

    [​IMG]

    Thanh sắt được lấy ra an toàn. Ảnh: BVCC

    BS Nguyễn Ngọc Pi Doanh, Khoa ngoại thần kinh của BV, người rạch nhát dao phẫu thuật lúc 0 giờ cho bé trai chia sẻ: Bên cạnh yếu tố may mắn khi thanh sắt không đâm xuyên qua nhãn cầu thì thành công của ca bệnh là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đó là sự bình tĩnh của gia đình khi nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện. Khâu cấp cứu ban đầu phù hợp của BV Đa khoa tỉnh Đắk Nông khi trấn an, giữ tinh thần của gia đình và của bệnh nhi không hoảng loạn. Sự hoảng loạn có thể dẫn đến thanh sắt di chuyển và gây ra những tổn thương thứ phát, làm chấn thương nặng hơn.

    Cạnh đó, sự phối hợp nhịp nhàng của êkip cấp cứu, gây mê, hồi sức, phẫu thuật viên thần kinh, mắt, chẩn đoán hình ảnh để có phương án tiếp cận phù hợp nhất. Kinh nghiệm từng tiếp nhận và xử trí thành công nhiều trường hợp chấn thương phức tạp cũng như bệnh lý thần kinh chuyên sâu của đội ngũ BS ở bệnh viện.

    [​IMG]

    Cứu sống ngoạn mục người đàn ông bị dao đâm xuyên ngực


    (PLO)- Bệnh nhân bị dao đâm thấu ngực, xuyên từ lưng qua phổi ra thành ngực trước, thủng thùy phổi bên phải.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này