Công ty Thiết kế web

Cầu truyền hình ‘Nguồn sáng dẫn đường’: đặt niềm tin ở thế hệ trẻ

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 13/4/19.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    Ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, phát biểu tại chương trình cầu truyền hình

    [​IMG]


    Chương trình cầu truyền hình "Nguồn sáng dẫn đường" tại điểm cầu Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA


    Tối 12-4, tại Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) và Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TP.HCM) diễn ra cầu truyền hình trực tiếp Nguồn sáng dẫn đường nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019) và 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2019).

    Ông Nguyễn Thiện Nhân - bí thư Thành ủy TP.HCM - khẳng định thành phố đặt niềm tin ở thế hệ trẻ, và mong muốn thế hệ trẻ không ngừng bồi đắp lý tưởng, rèn luyện bản thân để xây dựng thành phố mang tên Bác, xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời căn dặn của Bác Hồ.

    Qua phần giao lưu với các khách mời, khán giả được nghe những câu chuyện xúc động, những thước phim tư liệu quý giá, sâu sắc và chân thật về giá trị tư tưởng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như quyết tâm của nhân dân cả nước thực hiện tâm nguyện của Người.

    [​IMG]


    Các đại biểu tham dự chương trình cầu truyền hình "Nguồn sáng dẫn đường" tại Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA


    Ông Hoàng Chí Bảo - chuyên viên cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương - chia sẻ, dù đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi chúng ta đều xúc động khi nhớ về thời điểm hơn 50 năm trước - ngày 10-5-1965, khi Bác Hồ đặt bút viết những dòng đầu tiên vào tài liệu "Tuyệt đối bí mật" - bản Di chúc lịch sử.

    "Bản Di chúc đã kết tinh được tất cả trí tuệ, tâm hồn, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và thực sự là một công trình lý luận về xây dựng Đảng cầm quyền, xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bản Di chúc thời điểm đó đã thể hiện khát vọng to lớn: Thống nhất đất nước", ông Bảo khẳng định.

    Mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ đều có những câu chuyện rất riêng nhưng lại mang tinh thần chung đó là góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Và dù ở thế hệ nào, thì mỗi người Việt Nam đều luôn cảm thấy "Trong mỗi trái tim, trong mỗi ước mơ, trong mỗi cuộc đời ta luôn có Bác".

    [​IMG]


    NSƯT Song Thao xúc động khi hát lại ca khúc "Trông cây lại nhớ đến Người" - Ảnh: DOÃN HÒA


    NSƯT Song Thao - người đầu tiên thể hiện ca khúc Trông cây lại nhớ đến Người, bản thu âm đầu tiên vào năm 1969 - xúc động khi nhớ lại giây phút vinh dự là người trình bày ca khúc này, chỉ một ngày sau khi Bác mãi mãi đi xa.

    "Lúc đó tôi đã hát bằng cả trái tim mình, bằng tất cả tình cảm tiếc thương, kính yêu với Bác", NSƯT Song Thao chia sẻ.


    NSUT Sông Thao hát "Trồng cây lại nhớ đến Người"


    Đại diện cho thế hệ trẻ khởi nghiệp sáng tạo, anh Hồ Xuân Vinh - giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu (Nghệ An) - cho hay, khi đi học anh đã rất thích Di chúc của Bác Hồ. Đó là một văn bản lịch sử có giá trị và nhân văn.

    "Tôi nhớ Bác Hồ có căn dặn thanh niên: tuổi trẻ phải có chí tiến thủ, hoài bão lo việc lớn, vì nước vì dân, tuổi trẻ phải tránh xa danh vọng, quyền lực, thế hệ trẻ hôm nay đang ra sức học tập và làm theo lời căn dặn của Bác", anh Vinh nói.

    [​IMG]


    Ca sĩ Bùi Lê Mận với ca khúc Trông cây lại nhớ đến người - Ảnh: DOÃN HÒA


    Tiến sĩ Chu Đức Tính - nguyên giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - cho biết việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò trong Di chúc như là một nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng.

    Đây không chỉ là vấn đề của hôm qua mà còn là vấn đề rất thời sự, cấp bách của hôm nay và cả mai sau. Bác Hồ luôn chú ý "chống" đi kèm với "xây". Việc Đảng ban hành một loạt quy chế, chính sách, quy định về nêu gương, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu. Chống chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm cũng là biện pháp phòng ngừa.

    [​IMG]


    Nhiều thế hệ trẻ nghe về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Kim Liên - Ảnh: DOÃN HÒA


    Những lời căn dặn thiêng liêng cùng tấm gương cao đẹp của Người như huyết mạch chảy suốt, chảy mãi, làm nên sức sống mãnh liệt của Đảng và là nguồn sáng soi đường để toàn Đảng, toàn dân sống và làm việc tốt hơn; thực hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".

    Trước đó, chiều cùng ngày, ông Trần Lưu Quang - phó Bí thư Thành ủy TP.HCM - cùng đại diện các sở ban ngành thành phố đã tới dâng hoa, dâng hưởng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên; khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên và nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai tại TP Vinh.


    Bức thư cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho quê hương Nghệ An


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này