Công ty Thiết kế web

Chạy đua với thời gian bù lấp kiến thức sau nghỉ dài vì dịch

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 15/5/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Khảo sát trước khi dạy

    Theo ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai): Việc bổ sung kiến thức được Phòng GD&ĐT, các trường chủ động tính toán và triển khai nên quỹ thời gian cho củng cố kiến thức cũ và dạy kiến thức mới đều nằm trong dự trù (kết thúc năm học vào 15/7).

    Trước khi nghỉ phòng dịch, HS đã học được 1 tháng chương trình của học kỳ II, song trên cơ sở dạy học 2 buổi/ngày, các nhà trường sẽ điều chỉnh bằng cách giảm các hoạt động ngoại khóa để có thêm thời gian dạy tăng cường kiến thức mới.

    Bà Nguyễn Thị Minh Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Khương (Lào Cai) cũng cho biết: Số HS được học online toàn huyện chỉ vào khoảng hơn 10% (gần 18.000 HS). Vì vậy, việc bổ sung kiến thức ngay khi HS trở lại học tập được Phòng GD&ĐT xác định là công việc quan trọng để HS bắt kịp kiến thức mới.

    “Qua khảo sát ban đầu cho thấy, một số ít HS quên kiến thức và phải rèn lại chữ viết. Với HS khối lớp 9 dù được học trực tuyến nhưng vẫn tiến hành ôn tập lại kiến cũ trước khi triển khai dạy kiến thức mới giúp các em thêm vững vàng...” - bà Nguyễn Thị Minh Xuân cho biết.

    Phòng GD&ĐT Mường Khương đã chỉ đạo: Với HS không được học online, tổ chức dạy học theo chương trình tinh giản theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, buổi chiều hướng dẫn ôn tập thêm. Việc dạy học vẫn tiến hành theo chỉ đạo chung nhưng mỗi trường có phương án bồi đắp kiến thức riêng phù hợp với tình hình, đặc điểm của HS và báo cáo lên Phòng GD&ĐT.

    [​IMG]

    HS Trường TH Bắc Lệnh – thành phố Lào Cai thực hiện rửa tay khử trùng trước khi vào lớp. Ảnh: NTCC

    Tung “chiêu” lấp kiến thức

    Thầy Phạm Văn Tường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Mậu Long huyện Yên Minh (Hà Giang) chia sẻ: Sau 3 tháng nghỉ và không được học trực tuyến, có 30 - 40% HS sẽ quên kiến thức cũ. Thậm chí, với HS khối 1, có tới 60 - 70% HS quên hoàn toàn kiến thức buộc GV phải dạy lại từ đầu.

    Theo thầy Phạm Văn Tường, nhà trường chủ động triển khai nhiều biện pháp: Dựa trên nội dung tinh giản của Bộ GD&ĐT xây dựng khung chương trình phù hợp với đặc thù của HS để dạy học. Đặc biệt với HS khối 1, 2, tập trung ôn lại kiến thức cũ thật kĩ trong 1 -2 tuần đầu mới chuyển sang dạy kiến thức mới. Ban giám hiệu sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc hỗ trợ về chuyên môn cho giáo viên (GV) để tăng cường tối đa trách nhiệm và chất lượng dạy học. Mặt khác, trường sẽ huy động GV dạy cả vào các buổi chiều trong tuần, tận dụng ngày thứ 7 để bù lấp kiến thức cho HS...

    Bà Mua Thị Hồng Minh – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn (Hà Giang) trao đổi: Với HS mầm non (lớp 5 tuổi) và HS lớp 1 dạy tăng thời lượng môn Tiếng Việt. HS từ lớp 3 trở lên tiến hành ôn luyện củng cố kiến thức cũ sau đó chuyển sang kiến thức mới. Với HS lớp 9, các trường cũng thực hiện tăng thời lượng ôn tập và dạy học vào những môn xét tốt nghiệp.

    Bà Minh khẳng định: Nội dung kiến thức mới đưa vào dạy học sau khi củng cố kiến thức cũ cũng yêu cầu các nhà trường tăng cường lựa chọn, tinh giản để phù hợp với sự tiếp thu, điều kiện dạy học của HS, GV chứ không dạy dàn trải.


    Đối với HS không được học online, nhà trường sẽ dạy lại gần như toàn bộ kiến thức cũ sau đó mới bắt nhịp dạy sang kiến thức mới. Các kiến thức được dạy dựa trên hướng dẫn tinh giản Bộ GD&ĐT và nội dung tinh giản đã thống nhất chung trong toàn tỉnh. - Ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai)


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này