Công ty Thiết kế web

Chỉ đạo tăng cường dạy học trực tuyến bước đầu đạt hiệu ứng tích cực

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 25/3/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    92/240 cơ sở đào tạo đại học đã áp dụng đào tạo trực tuyến

    Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Sơn Hải cho biết, hiện nay có 92 cơ sở đào tạo đại học, rất nhiều trường phổ thông đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, 13 tỉnh thành tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh, trong giai đoạn trường học bị đóng cửa vì dịch Covid-19. Đây là hiệu quả bước đầu của những chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian học sinh, sinh viên không thể học tập tại trường.

    Thời gian vừa qua phần lớn học sinh, sinh viên của các địa phương, cơ sở đào tạo đại học không thể đến trường học tập vì dịch Covid-19. Với tinh thần “dù học sinh không đến trường nhưng việc học bị không gián đoạn”, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các Sở GD&ĐT, cơ sở đào tạo đại học tăng cường các hình thức dạy học qua internet và trên truyền hình. Qua rà soát, đánh giá, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT bước đầu đã tạo những hiệu ứng tích cực.

    Cụ thể, 92/240 cơ sở đào tạo đại học (chiếm 38,3%) đã áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến; trong đó 79 cơ sở áp dụng trực tuyến hoàn toàn, 13 cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Việc ứng dụng các hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) có khả năng quản lý được quá trình tổ chức dạy, học, kiểm tra đánh giá trực tuyến cũng đã được rất nhiều trường phổ thông trên cả nước áp dụng.

    Ứng dụng được giáo viên sử dụng nhiều nhất là dạy học trực tuyến đồng thời theo thời gian thực, như Microsoft Teams, Google Meet, Zoom, Zalo... Với ứng dụng này, giáo viên có thể tạo ra các lớp học ảo và tổ chức dạy học có thể tương tác trực tiếp với học sinh để triển khai các hoạt động dạy học.

    Việc dạy học trên truyền hình hiện được 13 địa phương triển khai, vừa để ôn tập kiến thức cũ, vừa cung cấp các bài học mới cho học sinh. 14 kênh truyền hình quốc gia và địa phương đang dành giờ phát sóng hằng ngày để phát các bài giảng phục vụ giáo dục phổ thông.

    Kho dữ liệu miễn phí của Bộ GD&ĐT gồm 5.000 bài giảng e-learning của các môn học giáo dục phổ thông, được tuyển chọn từ các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng e-learning trong 2 tháng gần đây, có số lượng người truy cập và học trực tuyến tăng đột biến, với hàng trăm ngàn lượt học mỗi ngày.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa/internet

    Biến “nguy” thành “cơ hội”

    Sau phát động của Bộ GD&ĐT về tăng cường dạy học qua internet và truyền hình để ứng phó với dịch Covid-19, đã có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin trong và ngoài nước hỗ trợ, tài trợ cho các nhà trường, giáo viên, học sinh sử dụng miễn phí hệ thống dạy học trực tuyến. Nhà trường, giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn được công cụ phù hợp triển khai dạy học bằng hình thức này.


    “Nhiều giáo viên, học sinh rất hào hứng khi áp dụng dạy và học trực tuyến. Ngoài việc tổ chức học kiến thức chuyên môn, hình thức này còn giúp người dạy và người học bổ sung được nhiều kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sáng tạo trong dạy và học”, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin – Nguyễn Sơn Hải nói.


    Theo ông Hải, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học trong những năm gần đây đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn triển khai ở cả cấp phổ thông và đại học.

    Thực tế, rất nhiều cơ sở đào tạo đại học và không ít trường phổ thông đã triển khai dạy học trực tuyến ở các mức độ khác nhau, phù hợp với mục đích giáo dục của cơ sở mình. Do đó, khi học sinh phải nghỉ học kéo dài vì Covid-19, những trường này đã nhanh chóng phát huy kinh nghiệm và lợi thế của phương thức dạy-học qua internet, không bị gián đoạn các hoạt động dạy học.

    Tuy nhiên, một số trường đại học tự triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến cho riêng mình gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khi số lượng sinh viên tham gia học trực tuyến lớn. Ở cấp học phổ thông, phần đông giáo viên và học sinh chưa được bồi dưỡng để tham gia dạy học theo hình thức này; điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, kết nối internet nhiều nơi chưa đảm bảo, nên khi bất ngờ chuyển dịch sang dạy học trực tuyến để ứng phó dịch bệnh, nhiều nơi ban đầu lúng túng, khó triển khai.

    Để các chính sách về dạy học qua internet và trên truyền hình của Bộ GD&ĐT phát huy hiệu quả cao, Bộ GD&ĐT đã và đang làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để bàn và có những chính sách, giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ giúp việc tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình của các nhà trường, giáo viên, học sinh được thuận lợi hơn, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục.

    “Covid-19 đang gây khó khăn cho các hoạt động giáo dục và đào tạo. Trong thách thức này chúng ta tìm thấy cơ hội giúp học sinh, giáo viên, ngành giáo dục nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng những công nghệ số hiện đại của thế giới để đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Chúng ta cần biến “nguy” thành “cơ hội” để ngành giáo dục bứt phá chuyển đổi số, hướng đến một nền giáo dục hiện đại trong trong thời đại 4.0”, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Nguyễn Sơn Hải nhấn mạnh.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này