Công ty Thiết kế web

Chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Thảo luận trong 'Các loại sản phẩm/dịch vụ khác' bắt đầu bởi TrangAri, 14/10/21.

  1. TrangAri

    TrangAri New Member

    Chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi yếu tố nào?


    1.Yếu tố di truyền

    Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao. Chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi...


    2.Giới tính - yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
    Thường thì con trai sẽ cao hơn con gái trong cùng độ tuổi. Tuy cũng có trường hợp ngược lại nhưng chỉ là hy hữu. Đối với con gái, sự gia tăng chiều cao thường bắt đầu vào đầu những năm dậy thì. Hầu hết bé gái sẽ cao thêm khoảng hơn 5,08 cm sau khi dậy thì. Sau đó, họ sẽ đạt được mức chiều cao tối ưu.



    3.Thời kỳ mang thai và sinh đẻ:
    Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe.
    Sinh con thiếu tháng và nhẹ cân dễ dẫn đến thiếu chiều cao sau này.

    4. Sai lầm trong việc nuôi con-yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ

    Chế độ ăn nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến thiếu chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, photpho, magie, kẽm, sắt... là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.




    5.Chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi yếu tố dinh dưỡng

    Chế độ dinh dưỡng tác động đến chiều cao nhiều hơn hẳn so với yếu tố di truyền (khoảng 32%). Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, sự tăng trưởng tầm vóc, thể chất của trẻ chịu tác động trực tiếp bởi yếu tố độ dinh dưỡng.
    Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, các vitamin, nhất là vitamin C, khoáng chất và các chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi.




    6. Tập luyện thể thao

    Vận động có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với chiều cao của trẻ. Tùy từng độ tuổi khác nhau mà có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao. Trẻ còn nhỏ tuổi nên mát xa hoặc luyện tập môn bơi lội. Trẻ lớn hơn một chút nên ra ngoài đi nhiều, hoạt động vươn thẳng tay chân là cách lựa chọn tốt nhất, ví dụ: tập các động tác vươn tay, cùng chơi bóng với các bạn nhỏ… Như vậy vừa giúp trẻ hấp thụ ánh mặt trời, luyện tập lực cơ bắp thích hợp vừa giúp vận động chân tay hài hòa và linh hoạt.


    7. Thừa cân, béo phì:
    Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng kem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.
     

trang này