Công ty Thiết kế web

Chờ tuyến cao tốc thứ 2 về miền Tây

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 9/11/18.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Quốc lộ N2 cần nâng cấp thành đường cao tốc để giảm áp lực cho quốc lộ 1, kết nối tuyến cao tốc Bắc - Nam phía tây - Ảnh: DIỆP TUẤN


    Từ năm 2013, chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ Chơn Thành (Bình Phước) đến Đất Mũi (Cà Mau) dài 512km có 2-6 làn xe đã được chấp thuận. Sau năm 2020, tuyến đường trên sẽ được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Nay đã thực hiện đến đâu?

    Bao giờ N2 thành đường cao tốc?

    Tháng 3-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển đường cao tốc Việt Nam.

    Trong đó tuyến cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn từ Chơn Thành (Bình Phước) - Rạch Giá (Kiên Giang) dài 291km.

    Trên tuyến này, đoạn đường cao tốc từ thị trấn Mỹ An (Đồng Tháp) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang) làm trước năm 2020, đoạn từ Chơn Thành đến Mỹ An triển khai sau năm 2030.

    Đường từ Chơn Thành đến Rạch Giá được phân làm 6 đoạn. Trong đó đoạn 1 từ Chơn Thành đến Đức Hòa (qua ba tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Long An) dài 84km đã được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc 2 làn xe, mới hoàn thành phần nền đường.

    Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang triển khai các thủ tục đầu tư quy mô đường cao tốc 4 làn xe rộng 17m theo hình thức BOT.

    Đoạn từ Đức Hòa - Thạnh Hóa (Long An) dài 40,2km đã hoàn thành với 2 làn xe (đường láng nhựa).

    Đoạn từ Thạnh Hóa - Mỹ An (qua Long An, Đồng Tháp) dài khoảng 61,8km đã hoàn thành rộng 9-12m, đường láng nhựa.

    Đoạn 4 từ Mỹ An - Cao Lãnh (Đồng Tháp) dài 26,1km dự kiến rộng 17m, nhưng do chưa thu xếp được nguồn vốn nên tạm dừng.

    Đoạn Cao Lãnh - Vàm Cống (Đồng Tháp đi Cần Thơ) đã đầu tư xây dựng cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh, rộng 24,5m cho 6 làn xe.

    Hiện nay, tuyến quốc lộ N2 quá nhỏ hẹp và đã xuống cấp. Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng cho đầu tư tuyến quốc lộ N2 đoạn Đức Hòa (Long An) - Mỹ An - Cao Lãnh (Đồng Tháp) để đồng bộ toàn tuyến cũng như phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư như: cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, Lộ Tẻ, Rạch Sỏi...

    Đầu tư đoạn Đức Hòa - Mỹ An dài 81km với kinh phí 2.336 tỉ đồng. Đồng thời đầu tư đoạn Mỹ An - Cao Lãnh dài 26,1km được thiết kế với vận tốc 100 km/h, trước mắt đầu tư mặt đường rộng 17m cho 4 làn xe lưu thông với vận tốc 80 km/h, kinh phí đầu tư 4.660 tỉ đồng.

    [​IMG]


    Quốc lộ N2 cần nâng cấp thành đường cao tốc để giảm áp lực cho quốc lộ 1, kết nối tuyến cao tốc Bắc - Nam phía tây - Ảnh: DIỆP TUẤN


    Rút ngắn 30km đường về miền Tây

    Ông Trần Văn Thi - tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, đơn vị đề xuất đầu tư dự án tuyến quốc lộ N2 - Mỹ An - Cao Lãnh - cho biết: tuyến đường này song song với quốc lộ 1 và rút ngắn 30-40km quãng đường từ TP.HCM về các tỉnh Tây Nam Bộ so với quốc lộ 1.

    Lượng xe đi đường này ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đoạn Đức Hòa - Thạnh Hóa (sử dụng năm 2008) và đoạn Thạnh Hóa - Mỹ An (sử dụng năm 2013) được đầu tư mặt đường láng nhựa chờ nền lún, đến nay hư hỏng nhiều đoạn.

    "Do đó, việc đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ N2 - Mỹ An - Cao Lãnh là rất cần thiết và cấp bách" - ông Thi nói.

    Theo ông Thi, toàn tuyến quốc lộ N2 cần được đầu tư vì tuyến này phù hợp với quy mô phát triển thành đường cao tốc trong tương lai, đây là tuyến đường tiền thân của đường cao tốc Bắc - Nam phía tây.

    Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tuyến này thuộc trục chính hướng đông bắc - tây nam, kết nối các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các đô thị, nâng cao năng lực vận tải đường bộ vùng ĐBSCL.


    Ông Trần Văn Thi (tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long):

    Cần đầu tư hạ tầng cho ĐBSCL

    Những năm gần đây, ĐBSCL tăng trưởng kinh tế nhanh, trung bình đạt trên 12%/năm, đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực cho cả nước.

    Riêng khu vực tứ giác Long Xuyên là vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất ĐBSCL với tổng sản lượng gần 5 triệu tấn/năm, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước.

    Nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới được hình thành, cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông như hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện, xóa đói giảm nghèo tại vùng này.


    Đồng Tháp, Long An cùng kiến nghị

    UBND tỉnh Đồng Tháp đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án đầu tư xây dựng đoạn Mỹ An - Cao Lãnh và nâng cấp mặt đường đoạn Đức Hòa - Mỹ An.

    Theo ông Nguyễn Văn Dương - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp: khi cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến nối đưa vào sử dụng, lưu lượng xe sẽ tăng cao, kết nối với tuyến quốc lộ 1 sẽ thông qua tuyến quốc lộ 30 và tuyến N2.

    Việc sớm đầu tư xây dựng đoạn Mỹ An - Cao Lãnh và đầu tư nâng cấp mặt đường đoạn Đức Hòa - Mỹ An nhằm phát huy hiệu quả của dự án kết nối đồng bằng sông Mekong, dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và nâng cao khả năng khai thác, đảm bảo an toàn giao thông.

    Theo ông Trần Văn Cẩn - chủ tịch UBND tỉnh Long An, tỉnh cũng kiến nghị Bộ GTVT sớm đầu tư quốc lộ N2 đoạn Đức Hòa - Mỹ An - Cao Lãnh vì dự án này nằm trong tổng thể dự án đường Hồ Chí Minh. Riêng đoạn trùng với quốc lộ 62 dài 13km (từ thị trấn Thạnh Hóa đến thị trấn Tân Thạnh, tỉnh Long An) hiện rất đông xe từ các hướng vào quốc lộ N2 cũng cần nâng cấp, mở rộng thành 4 làn xe.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này