Công ty Thiết kế web

Chọn sách giáo khoa lớp 1: Gửi gắm của giáo viên vùng dân tộc

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 26/3/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Cái nhìn từ vùng cao

    Nhiều ý kiến cho rằng, nội dung SGK đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình. Nội dung mềm dẻo, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng HS tại địa phương. Tuy nhiên, cũng có những nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp. Như môn Tiếng Việt (bộ Vì sự bình đẳng trong giáo dục), phần đọc ứng dụng số lượng chữ nhiều, khó khăn cho HS vùng cao trong phần luyện đọc. Bộ sách không đủ các đầu sách: Thiếu SGK môn Giáo dục thể chất và môn Tự nhiên và xã hội.

    Với môn Toán (Chân trời sáng tạo), cô Hoàng Thị Bình (Trường Tiểu học Minh Cầm) cho rằng: Nội dung kiến thức của cuốn sách có sự mở rộng, liên kết giữa các bài, giới thiệu địa danh của đất nước, quê hương. Sau mỗi bài học có hướng dẫn HS hoạt động trải nghiệm ở nhà. Tuy nhiên, bộ sách (Học để phát triển năng lực), môn Toán và môn Âm nhạc có nội dung kiến thức khó, đòi hỏi HS phải tư duy tốt và đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.

    Lương Mông - xã vùng cao của huyện Ba Chẽ có đông người dân tộc thiểu số, từ thực tế trường mình cô Hoàng Thị Xuyến (Trường Tiểu học & THCS Lương Mông) phân tích: Môn Tiếng việt (bộ Học để phát triển năng lực) nội dung bài học dài gây khó khăn cho học sinh vùng cao. Cùng quan điểm như vậy, cô Đỗ Thu Hoài (Trường Tiểu học Đồn Đạc) nói: Nội dung kiến thức môn Tiếng Việt (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) nặng, nhìn tranh để nói câu chứa âm vần là khó với HS và mang tính miễn cưỡng.

    Cô giáo Bùi Thị Thiêm (Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ) cũng chỉ ra những hạn chế có thể dễ dàng nhận thấy: Môn Tiếng Việt, phần bài đọc ứng dụng (tập 1) không có tranh minh họa cho bài đọc. Phần học vần từ bài 1 - bài 4 ngoài luyện viết âm, vần, tiếng, HS còn phải luyện viết chữ số từ 1 đến 9 (tích hợp liên môn) nhưng môn Toán tuần 4 mới học số. Cô giáo Nguyễn Thị Hải Vân (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Thanh Sơn) nêu ý kiến: Nội dung của hoạt động khám phá môn Toán (Bộ Kết nối tri thức) nhiều, kiến thức nặng so với HS vùng cao.

    [​IMG]

    Học sinh dân tộc cần có những bộ sách phù hợp với năng lực tiếp thu. Ảnh: TG

    Quan điểm của nhà quản lý

    Thầy Hoàng Văn Sinh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ cho rằng: 4 bộ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ đối tượng học sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền. Tuy nhiên, tôi đồng quan điểm với nhiều giáo viên khi cho rằng bộ sách (Học để phát triển năng lực), mạch kiến thức nặng so với học sinh miền núi, số lượng âm vần trong môn Tiếng Việt nhiều. Vở tập viết thiết kế chưa phù hợp, cần có những thay đổi để mọi học sinh đều tiếp cận được.

    Cô giáo Nguyễn Thu Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Thanh Lâm cho biết: Với trên 95% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhận thức và hiểu biết về tự nhiên, xã hội còn nhiều hạn chế nên tiêu chí lựa chọn đầu tiên là phù hợp với mặt bằng nhận thức của học sinh, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy - học tại nhà trường.

    Sách phải có kênh chữ, kênh hình rõ ràng và bắt mắt, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Bên cạnh đó, sách không có sự khác biệt quá lớn với bộ sách đang sử dụng và nội dung có nét tương đồng với cuộc sống học sinh vùng cao, tạo sự gần gũi cho các em trong quá trình học tập. Nhìn chung, những bộ sách này đã đạt được mục tiêu của chương trình đưa ra là dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

    SGK không còn là pháp lệnh như trước mà chỉ là phương tiện giảng dạy, các nhà trường không phải bắt buộc chọn sách cùng một bộ nên việc này sẽ không khó khăn. Hơn nữa, cả 32 quyển sách được duyệt đều do các chuyên gia và đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm lựa chọn kỹ càng nên tôi không lo lắng. Tuy nhiên, các giáo viên phân tích trên quan điểm là những người đứng lớp trực tiếp với học sinh, những ý kiến này hết sức đáng quý. - Bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này