Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (thứ hai từ phải và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan (bìa phải) nghe chủ đầu tư trình bày về tiến độ dự án chống ngập - Ảnh: LÊ PHAN Hiện nay, việc nghẽn vốn đã được giải quyết, vấn đề lớn nhất mà dự án này còn vướng là mặt bằng tại một số quận huyện chưa được địa phương bàn giao cho chủ đầu tư. Nội dung trên được chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam trình bày với lãnh đạo TP.HCM vào sáng 23-5. Chủ đầu tư Dự án chống ngập 10.000 tỉ hứa vận hành vào tháng 10 - Video: CHÂU TUẤN Tại Nhà Bè, ông Hoàng Tùng - chủ tịch UBND huyện, cho biết địa phương này đã nhận được tiền đền bù của chủ đầu tư và đang tăng tốc hoàn thành các thủ tục đền bù, hỗ trợ cho người dân. Chỉ cần có mặt bằng trống chỗ nào huyện sẽ bàn giao ngay chỗ đó cho chủ đầu tư dự án. "Khó khăn lớn nhất mà huyện gặp phải là việc dự án chồng lấn dự án. Hiện nay có khu vực cầu cảng của xăng dầu hàng không còn vướng chưa giải quyết được. Đây là dự án không có giấy phép xây dựng nhưng lại được phê duyệt dự án đầu tư. Hiện tại cầu cảng đã có nhiều hạng mục xây dựng lấn ra sông Sài Gòn trùng với vị trí dự án của đơn vị chống ngập đang thực hiện", ông Tùng báo cáo. Khu vực công trình cống Cây Khô, huyện Nhà Bè - Ảnh: LÊ PHAN Về vụ xây dựng trái phép này, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng không được đụng vào sông Sài Gòn và có thể sẽ phải cưỡng chế, nếu cần thiết TP.HCM sẽ có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề này. "Chúng ta đang nỗ lực bảo vệ sông Sài Gòn, dự án cải thiện môi trường nước thành phố để thực hiện mục tiêu này. Vậy mà lại có một cầu cảng xây dựng không phép để vận chuyển hàng hóa trên sông là không chấp nhận được. Đề nghị Sở Xây dựng phối hợp UBND huyện Nhà Bè giải quyết và có báo cáo về thành phố trước ngày 5-6", ông Phong chỉ đạo. Công nhân thi công tại cống Tân Thuận, quận 7 - Ảnh: LÊ PHAN Tại quận 4, có một hộ dân sau khi "xin thêm" chủ đầu tư 50 triệu đồng lại xin được ở lại bán nước, đồ ăn cho công nhân công trường đến khi công trình thi công vào vị trí đất được giải tỏa thì hộ này sẽ rời đi. "Vì thấy thương nên chúng tôi cho người này ở lại buôn bán nhưng đến khi lấy đất lại để thi công thì người này lại đòi thêm 600 triệu đồng mới chịu đi", ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam - cho biết. Tại huyện Bình Chánh, ông Nguyễn Văn Hồng - phó chủ tịch UBND huyện - cho biết còn một trường hợp, ban đầu lên hồ sơ đền bù thì hộ dân này đủ điều kiện nhận 3 nền tái định cư, nhưng sau đó UBND huyện phát hiện có dấu hiệu làm giả hồ sơ nên đã chuyển cho cơ quan điều tra xem xét. "Kết quả xem xét thì hộ dân này chỉ được nhận một nền tái định cư, do đó người này không chịu. Chúng tôi sẽ vận động tiếp tục, nếu không được sẽ tiến hành cưỡng chế và giao đất cho chủ đầu tư trước 10-6", ông Hồng nói. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .