Công ty Thiết kế web

Chương trình GDPT mới: Hiệu trưởng phải là người “cầm cờ” định hình

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 4/6/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Hiệu trưởng là người định hình sự phát triển và tư duy sáng tạo của cả GV và HS. Ảnh: Thế Đại


    Quyền hạn của hiệu trưởng xây dựng KHGD

    Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT (RGEP), năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 4612 hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS, trong đó có đề cập cụ thể về việc xây dựng KHGD. Giao quyền cho nhà trường xây dựng KHGD thực hiện CT GDPT gồm nhiều nội dung, trong đó có quyền rà soát, tinh giản nội dung dạy học, bổ sung những thông tin mới cập nhật, thay cho những thông tin đã cũ. Ví dụ, trong một lớp có HS dùng sách mới, có em dùng sách của vài năm trước, GV có thể bổ sung các thông tin mới, chẳng hạn như về dân số… trong bài giảng.

    Hiệu trưởng xây dựng KHGD nghĩa là xây dựng kế hoạch của từng môn, nhiều môn tạo thành KHGD của nhà trường. Trong KHGD đó, khi 3, 4 tiết có cùng chủ đề thì bộ môn có thể xây dựng thành một chủ đề dạy học và thực hiện với quỹ thời gian tương ứng. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng “cháy giáo án” vì cố định thời lượng tiết học là 45 phút. Ví dụ trong môn Vật lý, phần đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, trong SGK là 3 tiết, mỗi tiết 45 phút, nếu không xong là “cháy giáo án”. Mỗi tuần GV sẽ dạy 1 tiết cho 1 nội dung kể trên, tiết nào cũng từng đó hoạt động, thí nghiệm thì không thể học sâu. Khi nhà trường được phép tổ chức 3 tiết thành 1 bài “máy cơ đơn giản” thì sẽ thuận lợi hơn cho tổ chức hoạt động cho HS.

    Việc điều chỉnh kế hoạch nhà trường cũng được thực hiện khi 2 môn học có cùng chung kiến thức (trong chương trình hiện hành), khi đó, hiệu trưởng được quyền chỉ đạo chỉ dạy kiến thức này ở một môn mà thôi.

    Về liên môn, hiệu trưởng có thể giao cho tổ trưởng bộ môn xây dựng các chủ đề liên môn - cùng một nội dung kiến thức trong các môn khác nhau chỉ cần phân công xem chủ đề này nên dạy chủ yếu ở môn nào, môn còn lại không cần dạy nội dung này nữa. Nếu tách hẳn ra có thể xây dựng thành chủ đề hay dự án.

    PGS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh: Hiện, một số trường chưa dám thực hiện vì lo ngại bị khiển trách là “cắt chương trình”. Một số cấp Sở, Phòng cũng chưa hiểu rõ, thường nhấn mạnh là “tuyệt đối không được cắt xén chương trình” và khiển trách cấp dưới. Chính vì thế, hiệu trưởng phải hiểu rõ vấn đề để thực hiện xây dựng kế hoạch nhà trường; cán bộ Sở, Phòng cũng phải hiểu để chỉ đạo thống nhất, tránh tình trạng nhiều nhà trường thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ, nhưng lại bị Sở, Phòng xuống lập biên bản.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực

    Vị lãnh đạo Dự án Hỗ trợ đổi mới GD phổ thông phân tích đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cần hướng dẫn đi vào thực tế, nói thẳng vào việc hiệu trưởng cần làm, đó là để phát triển năng lực cần thay đổi cách dạy, cách học. HS được học theo cách nào thì sẽ đánh giá theo cách đó. Để đổi mới, phát triển năng lực, phải tổ chức các hoạt động học cho HS, hoạt động như thế nào sẽ hình thành năng lực tương ứng. Bộ GD&ĐT đã đưa ra 12 tiêu chí đánh giá bài học theo phương pháp mới, được tổng kết thành các cụm tiêu chí.


    Trước đây, hiệu trưởng chỉ lãnh đạo trên cơ sở văn bản, nghĩa là thực hiện chỉ đạo của cấp trên, tính chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm thấp hơn. Bây giờ, hiệu trưởng phải đứng ra đảm đương toàn bộ. Để xây dựng kế hoạch nhà trường, hiệu trưởng là người điều hành GV, điều hành hoạt động trải nghiệm, các tổ bộ môn... Bản thân hiệu trưởng phải là người làm truyền thông, phải thuyết phục phụ huynh, cộng đồng, chính quyền địa phương... để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện chương trình mới. Đó cũng là thách thức lớn của hiệu trưởng.


    Cụm tiêu chí về giáo án (kế hoạch dạy học); phương pháp (thể hiện bài học bằng chuỗi hoạt động học); Kỹ thuật (đáp ứng 4 yêu cầu: Mục đích, nội dung, sản phẩm, cách thức thực hiện); Thiết bị dạy học (cần phù hợp, hoạt động nào thiết bị ấy); Phương án kiểm tra đánh giá (phải được định hình trước).

    Cụm tiêu chí về hoạt động của GV gồm giao nhiệm vụ, quan sát hỗ trợ, yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, chốt lại kiến thức. Đánh giá việc dạy của GV cần chú ý giao nhiệm vụ có phù hợp không, có quan sát hỗ trợ HS không, có yêu cầu HS báo cáo không, có chốt kiến thức không?

    Cùng đó là cụm tiêu chí về hoạt động của HS, đánh giá HS.

    Kiểm tra, đánh giá thay đổi nhưng không đột biến

    Được biết việc kiểm tra, đánh giá sẽ có lộ trình phù hợp với quá trình đổi mới. Các cán bộ quản lý, GV cần lưu ý rằng kiểm tra đánh giá sẽ thay đổi, nhưng không thể đột biến.

    Liên quan đến việc tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, từ năm 2013, ở bậc GD trung học đã yêu cầu tổ chuyên môn họp 2 lần/ tháng. Nếu không tổ chức cẩn thận, nội dung cuộc họp sẽ chỉ gồm phân công công việc, bình xét thi đua… mà không chú ý đến họp chuyên môn.

    Hiện nay, ở nhiều trường học đã có phong trào nghiên cứu bài học, cần đẩy mạnh để đạt hiệu quả hơn nữa. Sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học có 4 bước: Cả tổ cùng xây dựng một kế hoạch bài học, giao một người chủ trì; khi dạy, GV đó thay mặt cả nhóm dạy, sau đó phân tích rút kinh nghiệm và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

    “Nếu không hướng dẫn cụ thể, việc phân tích rút kinh nghiệm vẫn chung chung vì dự giờ chỉ quan sát, nhận xét HS rất ít mà chỉ tập trung vào GV. Chúng tôi đã đưa ra 4 bước phân tích hoạt động học: Mô tả hành động học của HS; Bình luận, nói rõ các em làm được gì, học tập như thế nào, có dẫn chứng rõ ràng; Phân tích điều gì được, điều gì chưa được; Làm tốt hơn” - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lưu ý.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này