Công ty Thiết kế web

Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Hà Tĩnh chạy đua với thời gian

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 27/1/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Thay đổi tư duy trong dạy và học

    Cuối năm 2018, Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT mới), bao gồm chương trình tổng thể và chương trình cho 27 môn học. Theo lộ trình, chương trình mới sẽ được áp dụng từ năm học 2020 - 2021, bắt đầu với học sinh lớp 1. Như vậy, ngành GD - ĐT Hà Tĩnh đang nỗ lực hoàn tất các khâu chuẩn bị cho Chương trình mới.

    Vào ngày 27/11/2019, tại Hà Tĩnh diễn ra Hội nghị Triển khai thực hiện CTGDPT mới cấp tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết: CTGDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh (HS) vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, HS phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.

    Trong khi đó, CTGDPT mới được xây dựng theo định hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS, chú trọng dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân. Qua đó, giúp HS có năng lực hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo những kiến thức đã học.

    Các trường học trên địa bàn 13 huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã rà soát nội dung sách giáo khoa để tinh giản chương trình dạy học, điều chỉnh tránh trùng lặp giữa các môn học, bổ sung cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin cũ trong sách giáo khoa. Cùng với đó, thực hiện dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề, chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử, giá trị sống và rèn kỹ năng sống cho HS; tăng cường các hoạt động trải nghiệm.

    Bà Tống Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: Mấy năm gần đây, trường chú trọng bổ cứu những tiết học về kỹ năng sống, hoạt động ngoại khóa nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức xã hội cho HS. Hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đã tạo khí thế, phong trào thi đua ở nhiều trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

    Bên cạnh đó, theo bà Trịnh Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh): “Vài năm trở lại đây, ngoài bồi dưỡng thường xuyên kiến thức dạy học cho đội ngũ giáo viên (GV) thì chương trình đổi mới cách học, tiếp cận các bộ môn cũng theo đó được đơn giản hóa. Nhiều tiết học chính khóa được chuyển sang dạy học theo hướng trải nghiệm. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, việc duy trì các CLB theo năng khiếu, sở trường của HS đã là cách để nhà trường vừa truyền thụ kiến thức, vừa truyền cảm hứng, giúp các em HS phát huy năng khiếu, sở trường”.

    “Đổi mới hoạt động dạy học theo hướng tinh giản nhưng vẫn bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Điều mà những người quản lý giáo dục như chúng tôi mong muốn nhất là giáo viên, HS phải là người tiên phong trong đổi mới dạy và học, muốn vậy trước hết phải thay đổi tư duy, không nặng về thành tích và số điểm” - bà Ánh Tuyết cho biết thêm.

    Tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên

    [​IMG]

    Chương trình giáo dục phổ thông mới tăng cường các hoạt động ngoại khóa

    Chia sẻ về tình hình triển khai CTGDPT mới ở bậc tiểu học, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, ngoài việc tham mưu UBND tỉnh bổ dung thêm đội ngũ GV đang thiếu, Sở cũng đã yêu cầu các phòng GD&ĐT khẩn trương tuyển đủ GV, đặc biệt là GV tiểu học, đồng thời chỉ đạo tập trung bồi dưỡng hơn 500 cán bộ quản lý, GV cốt cán. Ngay sau hội nghị triển khai CTGDPT 2018, các địa phương cũng đã triển khai các hoạt động bồi dưỡng đại trà cho đội ngũ GV. “Từ tinh thần chỉ đạo của sở, các phòng GD&ĐT cũng đã khẩn trương lựa chọn đội ngũ cán bộ cốt cán để tiến hành tập huấn, bồi dưỡng” - ông Quốc Anh cho biết thêm.

    Bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Can Lộc cho biết: Để chuẩn bị cho 83 lớp với gần 2.500 HS lớp 1 trong kế hoạch thực hiện CTGDPT mới, huyện đã lên kế hoạch lựa chọn đội ngũ GV cốt cán gồm 45 người ở bậc tiểu học và THCS để cùng với phòng thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ. Trong số đó có 16 GV cốt cán và tổ trưởng chuyên môn được Sở GD&ĐT cử đi tập huấn. Sắp tới, Can Lộc sẽ có gần 190 GV lớp 1, GV dự phòng lớp 1, tổ trưởng chuyên môn được tập huấn đại trà.

    Cũng theo ông Nguyễn Quốc Anh, ngoài nâng cao đội ngũ GV thì việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công CTGDPT mới. Mặc dù không phải là thay mới toàn bộ, nhưng các trường học cần được bổ sung những thiếu hụt về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học kịp thời. Điều này, đã được Bộ GD&ĐT định hướng rõ, xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, ưu tiên bảo đảm cho giáo dục tiểu học đủ mỗi lớp một phòng học.

    Bà Phạm Thị Phương Lê, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ cho biết, thực hiện CTGDPT mới, trường vẫn bảo đảm mỗi lớp có một phòng học để dạy học 2 buổi/ngày. Các phòng học bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh, thư viện, thiết bị đồ dùng được bố trí đầy đủ. Như vậy, khi triển khai CTGDPT mới, cơ sở vật chất của trường hoàn toàn có thể đáp ứng được việc dạy và học.

    Về cơ sở vật chất, ông Lê Quang Cảnh, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, cho biết: “Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc củng cố, xây dựng cơ sở vật chất. Dẫu chưa đảm bảo 100% phòng học được kiên cố hóa nhưng đã cơ bản đáp ứng việc triển khai dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

    Trương Hoa

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này