Công ty Thiết kế web

Có thể bạn chưa biết: Đây là Cuộc gọi đầu tiên từ điện thoại di động!

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 16/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Martin Cooper đứng trước khách sạn Hilton trên đại lộ Sixth Avenue. Ông nhập vào một số chín chữ số, sau đó chờ cho điện thoại cách đó 30 dặm ở Murray Hill, NJ đổ chuông. Đó là ngày 3 tháng 4 năm 1973, kỹ sư của Motorola và những đồng nghiệp của ông đã dành 5 tháng để chế tạo một chiếc điện thoại di động cầm tay.


    Bốn mươi năm sau cái thời khắc mà chiếc điện thoại di dộng đầu tiên ra đời, thiết bị này đã thay đổi lịch sử công nghệ thế giới: số lượng điện thoại di động trên thế giới còn nhiều hơn cả con người.

    Vào thời điểm đó, Cooper và các đồng nghiệp của ông ấy rất lo lắng: "Chúng tôi ở đây để làm những điều tạo nên một sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, điều đầu tiên tôi nghĩ đến lúc đó là: Điều này có hiệu quả không?", Cooper nói.


    “Cuộc gọi đầu tiên được kết nối, và Joel Engel là người trả lời đường dây. Engel là thủ lĩnh phe đối thủ tại Bell Labs (sau này là một phần của AT & T) cũng đang làm việc cật lực để phát triển các thiết bị di động. Tôi nói: “Chào Joel, tôi là Marty Cooper”. Và anh ấy nói: “Chào, Marty”. Tôi đáp lại: “Tôi đang gọi cho anh bằng điện thoại di động đó, là chiếc điện thoại di động thực sự, là một chiếc điện thoại cầm tay". Có một sự im lặng, tôi nghĩ anh ấy đang khóc".

    Cuộc chạy đua vũ trang bắt đầu vào năm 1947 khi kỹ sư Bell Labs, Doug Ring, đã viết một bản ghi nhớ nội bộ phác hoạ tầm nhìn của ông về một mạng lưới, ở đó điện thoại không cần gắn vào tường. Trong những năm tiếp theo, các kỹ sư của AT & T ưu tiên cho việc phát triển điện thoại di động; các phiên bản đầu tiên nặng khoảng 30 pound với một trụ phát sóng điện thoại gần đó để làm việc.


    Theo Cooper, Motorola đã làm việc trên các công cụ thiết thực hơn, họ đã lấy cảm hứng từ một yêu cầu của giám sát viên cảnh sát Chicago. Các nhân viên cần nói chuyện với nhau ngay cả sau khi họ rời xe tuần tra: "Chúng tôi nghĩ rằng tầm nhìn của chúng tôi là đúng, đó là một ngày nào đó tất cả mọi người sẽ đi bộ và mang theo điện thoại", Cooper nói.


    Hai công ty đã chiến đấu nó trong suốt những năm 1970, và sự cạnh tranh này đã dẫn đến sự ra đời của những phát minh mới. Nguyên mẫu của Cooper có pin lớn hơn năm lần so với điện thoại di động hiện đại. Điện thoại ngày càng trở nên gọn hơn, và sau đó nó được trang bị cả màn hình. Nhưng các quy định đã không theo kịp với những tiến bộ trong phần cứng. Ủy ban Truyền thông Liên bang đã không cho phép các điện thoại cầm tay đầu tiên được tiếp thị mãi cho đến năm 1983.

    Sự chậm trễ quan liêu đã giúp cải tiến sản phẩm. "Những thiết bị đầu tiên được làm hoàn toàn bằng tay cùng với bộ máy hàng ngàn kỹ sư. Chúng tôi có thể giữ nó hoạt động trong một giờ", Cooper nói, "Lí do chúng tôi chọn thiết kế điện thoại "cục gạch" là vì nó đơn giản, chúng tôi đã làm gì phức tạp thì chắc chắn nó sẽ phá vỡ mọi giới hạn, chúng tôi sẽ chứng minh điều đó".


    Theo ông Rudy Krolopp, giám đốc thiết kế công nghiệp của Motorola, trong khoảng thời gian đó, Motorola đã chi 100 triệu USD để tạo ra một chiếc điện thoại tân tiến hơn để thương mại hóa. Motorola DynaTAC 8000x cao 9 inch, có 30 bảng mạch và có thể lưu trữ 30 số. Sau khi sạc 10 tiếng đồng hồ, nó có thể duy trì 35 phút đàm thoại. Giá lúc đó là 3.999 USD; phí thực hiện cuộc gọi là 50 xu/phút.


    Công nghệ sản xuất điện thoại di động tiếp tục phát triển qua nhiều năm. Các mẫu điện thoại ngày càng nhỏ gọn và giá cả cũng giảm xuống.

    Cooper cho biết: "Từ lúc nghĩ đến việc sử dụng một số công nghệ phức tạp cho đến khi sản xuất ra nó là 20 năm, và mất thêm 20 năm nữa để sản phẩm này được tiếp thị và bán rộng rãi đến người dùng". Có lẽ điều đó giải thích tại sao thế giới lại hơi chậm chạp để hiểu được tầm quan trọng của cú điện thoại của Cooper.


    Theo trang New York Post dẫn lại, Cooper là người nhập cư Nga, ông kiếm sống từ công việc của một nhân viên bán hàng và sau đó, Cooper khiến cái tên của mình là điều không thể quên khi nhắc đến điện thoại di dộng. Anh kết hôn với một thần đồng điện tử không dây, Arlene Harris. Họ đã cùng nhau thành lập và bán các công ty, bao gồm Jitterbug, hãng sản xuất những chiếc điện thoại có màn hình lớn dành cho người cao niên.

    "Điều tôi tự hào nhất là ở Châu Phi, LHQ đã làm một nghiên cứu, và một tỷ người trong 20 năm qua đã thoát khỏi nghèo đói chủ yếu là do điện thoại di động ", ông nói: "Đó là tác động xã hội."


    Cooper ủng hộ việc giảm chi phí cho điện thoại di động và mở rộng phạm vi phủ sóng không dây đến các khu vực kém phát triển: "Chúng ta nên tập trung vào làm thế nào để làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn, đó là mục đích của công nghệ."

    Những chia sẻ của Martin Cooper đã giúp chúng ta biết được những điều thú vị đằng sau lịch sử của những chiếc điện thoại di dộng. “Tôi đã làm ra chiếc điện thoại di động đầu tiên, và sẽ chưa dừng lại ở đây” - Cooper quả quyết.

    Xem thêm:

    • Đây là những điện thoại tích hợp camera đầu tiên, bạn biết được mấy chiếc?
    • Câu chuyện thú vị đằng sau quá trình thay đổi ngành di động của iPhone
     

trang này