Công ty Thiết kế web

Có thể phạt tù lái xe uống rượu chưa gây tai nạn

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 4/5/19.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Hiện trường vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết, 6 người bị thương tại ngã tư Hàng Xanh (TP.HCM) đêm 21-10-2018 do người lái ôtô uống raượu bia gây ra - Ảnh: LÊ PHAN


    Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội), Bộ luật hình sự quy định phạt tù lái xe sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông.

    Tuy nhiên, khoản 4 điều 260 Bộ luật hình sự năm 2017 quy định về vi phạm tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả: làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỉ đồng trở lên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

    "Cái đang thiếu là văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này. Bây giờ cần văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao hoặc cơ quan quản lý nhà nước về pháp luật hướng dẫn những trường hợp nào uống rượu bia say hoặc "ngáo đá" mà nếu không ngăn chặn kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng nhiều người để xử lý theo khoản 4 điều 260 Bộ luật hình sự với hình phạt có thể lên đến 1 năm tù" - ông Cường lý giải.

    Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, phó trưởng phòng tuyên truyền và phổ biến pháp luật về an toàn giao thông - Cục Cảnh sát giao thông, đồng tình với ý kiến của luật sư Cường.

    Ông Nhật nhấn mạnh về mặt hình sự cần nhìn nhận một người uống rượu bia, dùng chất kích thích rồi lái xe là vô cùng nguy hiểm.

    "Nhật Bản quy định xử lý hình sự với người uống rượu bia rồi lái xe thì không chỉ người đó chịu trách nhiệm hình sự khi chưa gây hậu quả mà người ngồi cùng xe biết tài xế uống rượu rồi vẫn lái xe cũng bị trách nhiệm hình sự, người bán rượu cho tài xế cũng bị liên đới" - ông Nhật nói.

    Theo thượng tá Nguyễn Quang Nhật, năm 2018 cảnh sát giao thông xử lý hơn 91.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Bốn tháng đầu năm nay xử lý gần 50.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Kế hoạch xử lý tài xế vi phạm rượu bia, ma túy được Cục Cảnh sát giao thông xác định là xuyên suốt trong năm 2019.

    Tuy nhiên, ông Nhật nhìn nhận việc xử lý của cảnh sát giao thông trên đường chỉ là phần ngọn. "Cái gốc là tạo cơ chế pháp luật để người tham gia giao thông nghĩ đến hình phạt, chế tài là không muốn, không dám vi phạm" - ông Nhật nói.

    Ông Đỗ Đức Hồng Hà, ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cũng thừa nhận cần sớm có văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao để thực hiện việc xử lý hình sự hành vi uống rượu bia lái xe chưa gây hậu quả, nhưng có khả năng thực tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời.


    Sửa nghị định 46 để tăng mức phạt

    Liên quan đến sửa nghị định 46, ông Lê Văn Thanh - Vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT - cho biết mới đây Chính phủ ban hành văn bản yêu cầu với nhóm hành vi có nguy cơ tai nạn cao phải xem xét tăng mức phạt.

    Theo lịch trình, việc sửa nghị định 46 phải xin ý kiến Bộ Tư pháp thẩm định rồi trình Chính phủ trong tháng 6 tới.

    Với người lái xe vi phạm nồng độ cồn, hiện tại mức phạt tiền cao nhất là 16-18 triệu đồng, tước bằng lái 4-6 tháng.

    Ông Thanh cho biết hiện đang nghiên cứu xem xét tăng mức phạt lên 20-40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 24 tháng.

    [​IMG]
    Tai nạn giao thông do rượu bia: Sửa luật để nghiêm trị!

    TTO - "Đã say nhưng vẫn cầm lái phăng phăng trên phố. Không ai khác, họ chính là những thần chết di động đang di chuyển trên phố", đó là một đoạn trong tâm thư của một tài xế viết gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình trạng tài xế say xỉn.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này