Công ty Thiết kế web

Công an chỉ ra quy trình ‘cho vay - đòi nợ’ của tín dụng đen

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 14/12/18.

  1. test

    test New Member

    Công an chỉ ra quy trình ‘cho vay - đòi nợ’ của tín dụng đen
    “Khó xác minh, xử lý tín dụng đen (TDĐ)” - đó là thông tin các cơ quan chức năng cho hay tại hội thảo trực tuyến “Nhận diệnTDĐ và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn” do báo Công An Nhân Dân TP.HCM kết hợp cùng một số đơn vị tổ chức ngày 13-12 tại TP.HCM.

    Biến tướng phức tạp, ngày càng tinh vi

    Theo Thượng tá Lại Quang Huấn, Phó Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an, đối tượng hoạt động TDĐ thời gian qua đã quảng cáo bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội với nội dung như “cho vay không cần thế chấp, nhận tiền ngay trong ngày”, “Alo là có tiền”… “Với thủ tục nhanh gọn, không cần thế chấp tài sản, chỉ cần bản phôtô một số giấy tờ tùy thân như CMND, hộ khẩu, giấy phép lái xe, đăng ký xe máy… là nhận tiền ngay khiến người dân tin tưởng. Nhưng đó là cái bẫy vay tiền lãi suất rất cao” - ông Huấn cho biết. Theo ông Huấn, đối tượng vay thường là những người có kinh tế khó khăn, trình độ thấp, thiếu hiểu biết hoặc là những con bạc, đôi khi là những người có khó khăn đột xuất...

    Tinh vi hơn, một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật dùng phương thức làm hợp đồng giả mua bán tài sản, cho thuê tài sản nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi người vay tiền không có khả năng trả nợ, hoặc trả nợ không đúng hạn do phải chịu lãi suất cắt cổ, các đối tượng đầu gấu, xăm trổ có tiền án xuất hiện đổ chất bẩn vào gia đình của con nợ để đe dọa. Có trường hợp đối tượng mang quan tài, vòng hoa, dán cáo phó…, nhắn tin đe dọa giết để gây sức ép, khủng bố tinh thần người vay nợ. “Sau khi thực hiện hành vi, các đối tượng nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường, gây khó khăn cho công tác xác minh, xác định đối tượng để xử lý” - ông Huấn nói thêm.

    Đại tá Nguyễn Văn Thơm, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bình Dương, cũng cho hay hoạt động của TDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Dương hình thành nhiều băng nhóm, tổ chức hoạt động dưới các hình thức như công ty cho vay, công ty cho thuê tài chính, các cơ sở cầm cố thế chấp tài sản có cho vay. “TDĐ hoạt động hết sức chuyên nghiệp, có nguồn cung cấp tài chính, kẻ đi tiếp thị cho vay, người đi thu gom nợ và các đối tượng hình sự đi xiết nợ... Hệ lụy của TDĐ đã làm phát sinh nhiều loại tội phạm như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, thậm chí gây ra giết người” - ông Thơm nói.

    Đặc biệt, sau các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm của lực lượng công an, các băng nhóm, đối tượng hình sự không hoạt động công khai mà chuyển sang kín đáo, thủ đoạn che giấu hành vi phạm tội tinh vi hơn như thành lập các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (tiệm cầm đồ), các công ty cho vay tài chính…

    [​IMG]

    Ông Lại Quang Huấn, Phó Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an. Ảnh: NGUYỄN TÂN

    Nhiều ngành phải cùng phối hợp với công an

    Theo đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, cơ quan này đang tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về “tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TDĐ”. Bên cạnh đó, tham mưu chỉ đạo các nhà mạng viễn thông phối hợp xử lý đối với những số thuê bao quảng cáo không đúng quy định, không chính chủ (SIM rác) và tuyên truyền quần chúng nhân dân. Tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi quảng cáo trái phép.

    Đại diện Công an tỉnh Bình Dương cho hay đã có nhiều biện pháp rà soát, quản lý, nắm được tất cả tổ chức, cá nhân trên địa bàn có dấu hiệu hoạt động TDĐ. Mới đây đã bắt giữ, khởi tố điều tra bảy nhóm, 23 đối tượng về các tội liên quan đến hoạt động của TDĐ như cho vay nặng lãi, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản... Nơi này cho biết đã thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp để phòng ngừa TDĐ ở địa bàn tỉnh Bình Dương.

    Ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng cho biết đã phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan ngăn chặn nạn TDĐ. “Ngân hàng Nhà nước đã chủ động và đang quyết liệt tổ chức triển khai các giải pháp về tín dụng ngân hàng, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt nâng cao tiếp cận vốn tiêu dùng của người nghèo, người thu nhập thấp ở khu vực nông thôn” - ông Tần nói.


    Có hay không việc bảo kê tín dụng đen?

    Nhiều đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa khi chất vấn Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc công an tỉnh, tại kỳ họp sáng 13-12 về tình trạng TDĐ phức tạp trên địa bàn đã nêu: "Có hay không tình trạng bảo kê cho TDĐ hoạt động?". Trả lời, Thiếu tướng Trung cho hay có nghe dư luận đồn thổi và khẳng định sẽ siết chặt kỷ cương; khi phát hiện các cán bộ, chiến sĩ bảo kê sẽ xử lý nghiêm. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cho hay Thủ tướng đã giao Bộ Công an điều tra, trấn áp tội phạm TDĐ. Ông đề nghị cơ quan công an ráo riết điều tra, khởi tố các vụ án, xử lý nghiêm tội phạm này. Ông cũng giao Sở KH&ĐT rà lại toàn bộ giấy phép cấp cho các công ty tài chính, đồng thời cân nhắc cấp phép mới cho công ty tài chính nếu không đủ điều kiện.

    ĐẶNG TRUNG

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này