Công an nói về nạn thuê căn hộ làm điểm mại dâm Sáng 25-2, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM đã có buổi khảo sát về tình hình thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn TP, giai đoạn từ 1-7-2013 đến 31-12-2019 tại Công an TP.HCM. Tại đây, các đơn vị thuộc Công an TP đều nêu ra những khó khăn, bất cập trong quá trình xử lý vi phạm. Thuê chung cư để hoạt động mại dâm, ma túy Theo Trung tá Nguyễn Minh Thơ, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06, Công an TP.HCM), hiện nay tại TP xuất hiện loại hình dịch vụ cho thuê lưu trú theo giờ, qua đêm, ngắn ngày tiềm ẩn nguy cơ về tội phạm và lực lượng công an đang gặp khó khăn trong quản lý. Theo đó, hiện toàn TP có 1.203 cơ sở chung cư với khoảng 60.720 căn hộ có thể dùng để cho thuê. “Thời gian qua, các đối tượng lợi dụng việc thuê căn hộ để hoạt động mại dâm, ma túy, bay lắc, tội phạm công nghệ cao...” - Trung tá Thơ nói. Trung tá Nguyễn Minh Thơ kiến nghị UBND TP xem xét, giải thích việc sử dụng căn hộ kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà để ở, trừ dịch vụ cho thuê lưu trú ngắn ngày trong thời gian qua mà chúng ta đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 6 Luật Nhà ở 2015 không. Nếu là hành vi bị nghiêm cấm thì chế tài, xử lý như thế nào. Đồng thời loại hình kinh doanh lưu trú theo giờ, nghỉ qua đêm hiện nay tại chung cư thì theo quy định phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự nhưng thực tế không thể cấp được thì xử lý ra sao. Đại tá Nguyễn Văn Khừ, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, đề xuất: “Cấm chủ doanh nghiệp gây ô nhiễm xuất cảnh”. Ảnh: LÊ THOA Thiếu nơi giữ người nước ngoài vi phạm pháp luật Thiếu tá Nguyễn Minh Tuấn, Đội trưởng Đội 4, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA08) Công an TP.HCM, cũng bày tỏ băn khoăn về việc tạm giữ người nước ngoài vi phạm pháp luật hành chính. Thời gian qua TP xuất hiện nhiều người nước ngoài lang thang, cơ nhỡ mà không xác định được nhân thân, nơi ở (tạm) để đưa về. Trong khi đó, trung tâm bảo trợ xã hội lại hạn chế tiếp nhận những người này. Trong đó, số người nước ngoài vi phạm pháp luật cũng tăng và phức tạp hơn. “Những người có dấu hiệu vi phạm hình sự nhưng chưa đủ cơ sở để khởi tố, tạm giữ/tạm giam nên buộc phải thả ra thì họ trốn mất” - Thiếu tá Tuấn phản ánh. Ông Tuấn cũng đề cập đến việc hiện nay Bộ Công an chỉ có hai nhà lưu giữ người nước ngoài vi phạm buộc trục xuất. Riêng khu vực phía nam, nơi tạm giữ ở Long An với số lượng tối đa 50 người và có lúc chỉ tạm giữ được khoảng 30 là… chật chội rồi. Cùng với đó, thủ tục đưa vào tạm giữ rất nhiêu khê, đòi hỏi chặt chẽ và để đưa về Long An là rất mất thời gian. Vì vậy, ông Tuấn đề nghị TP.HCM nên có nơi tạm giữ hành chính cho người nước ngoài vi phạm pháp luật và cơ chế đặc thù. Tư nhân mở bãi tạm giữ xe vi phạm? ĐBQH Lê Minh Đức đề nghị Công an TP nghiên cứu về kho bãi tạm giữ tang vật hiện đang quá tải. “Liệu có thể xã hội hóa vấn đề này không?” - ĐBQH Đức nêu câu hỏi. Về việc này, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu (PV01) Công an TP, cho biết hiện nay Công an TP đang phối hợp với Phòng PC08 nghiên cứu các quy định, mức giá tạm giữ tang vật vi phạm theo khung mà UBND TP ban hành để tính toán, hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Thượng tá Hà cho biết Công an TP cũng đã nghĩ đến việc xã hội hóa bãi tạm giữ xe tang vật vi phạm nhưng rất lúng túng trong việc đấu thầu, chào giá ra sao vì số lượng xe tạm giữ luôn biến động, vào ra liên tục. Công an TP cũng đang xem xét các bãi tạm giữ xe đủ điều kiện trên địa bàn, nếu bãi ở xa thì việc vận chuyển phương tiện ra sao, giá cả thế nào. … “Chúng tôi đang tập hợp ý kiến các đơn vị, làm sao để việc tạm giữ phương tiện đúng quy định, tránh hư hỏng, tránh vi phạm các quy định về PCCC…” - Thượng tá Hà nêu. Cấm chủ doanh nghiệp gây ô nhiễm xuất cảnh Đại tá Nguyễn Văn Khừ, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, cho biết hiện trên địa bàn TP có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà xưởng còn nằm xen cài trong khu dân cư xả chất thải, khí thải không đúng quy định. Theo Đại tá Khừ, cần sớm đưa các doanh nghiệp, cơ sở này vào khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng lộ trình thực hiện rất khó khăn. Đặc biệt, hiện nay còn 19 doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng nguồn nước của TP. Ngoài ra, tình trạng chôn lấp rác thải không đúng quy định đã được đơn vị này xử lý mạnh tay, có vụ xử lý hình sự. Tuy nhiên, hiện còn khoảng 30% trường hợp chưa đóng phạt đang được nghiên cứu cưỡng chế. Do đó, ông đề xuất cấm xuất cảnh đối với các chủ doanh nghiệp vi phạm môi trường mà chây ỳ đóng phạt, khắc phục hậu quả, trả lại môi trường trong lành. Chây ỳ, căn hết thời hiệu xử phạt ĐBQH Lê Minh Đức bày tỏ lo lắng về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính một năm là quá ngắn. Từ đó dẫn đến tình trạng người vi phạm chây ỳ trong việc đóng phạt, đợi hết thời hiệu, nhất là với các lỗi có mức phạt cao theo Nghị định 100 mới đây. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .