Công ty Thiết kế web

Công nghệ có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 14/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Bệnh tiểu đường khá phổ biến trên thế giới và ngay cả tại Việt Nam chúng ta. Bị tiểu đường cấp độ 1, bạn sẽ phải trải qua những cảm giác không mấy dễ chịu, nhưng theo Cnet, công nghệ có nhiều cách để giúp bạn quản lý căn bệnh này.


    * Lưu ý: Đây không phải cách chữa bệnh, mà là dùng công nghệ hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh tốt hơn. Bạn có thể tham khảo để chia sẻ cho bạn bè hay người thân của mình chẳng may bị bệnh này.

    Máy giám sát glucose


    Kathryn, một người mẹ có con gái 8 tuổi mắc bệnh này đã chia sẻ: “Cảm giác giống như sinh một em bé, nhưng thậm chí còn khó hơn, vì đó là điều mà bạn không mong đợi”.

    Cuộc sống của cô bỗng nhiên xuất hiện hàng loạt vấn đề: giám sát, tính toán, tiêm chích, rồi lên kế hoạch về ăn uống, tập luyện và việc học, trải qua những đêm không ngủ để chăm sóc Ruby – tên của đứa bé.

    Ruby được phát một chiếc túi chứa máy giám sát glucose và một gói viên glucose. Chúng hoạt động kết hợp với cảm biến gắn trên cánh tay của cháu và insulin được bơm vào dạ dày theo ống. Trong túi còn có một chiếc iPhone 5S. iPhone sẽ kết nối với máy thông qua Bluetooth, cho phép mẹ của bé - Kathryn đọc nó từ xa.


    Đó là cách công nghệ biến đổi việc quản lý bệnh tiểu đường: từ sử dụng ghi chú trong cuốn sổ tay (gồm các thao tác đo lượng đường, ghi lại con số, tính liều và tiêm insulin) đến thực hiện nhờ máy móc và công nghệ, qua đó cung cấp chi tiết mức đường trong máu theo thời gian thực, loại bỏ rất nhiều phỏng đoán về thời gian và phép tính đo lượng insulin cần tiêm.


    Cần biết rằng, tiểu đường là một căn bệnh nghiêm trọng. 1.25 triệu người Mỹ bị tiểu đường cấp độ 1, khiến họ có nguy cơ rơi vào tình trạng hôn mê rồi tử vong bất cứ lúc nào. Bệnh nhân phải được điều trị và quản lý bệnh để cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức tốt nhất trong suốt quãng đời còn lại.

    Libby Dowling, người có 11 năm kinh nghiệm là y tá điều trị bệnh tiểu đường cho trẻ em cho biết: “Công nghệ tuyệt vời vì nó mang lại cho chúng ta nhiều thông tin hơn, nhưng nó không làm bệnh biến mất và cũng không loại bỏ những công việc quản lý bệnh”.

    Việc bơm insulin cũng có thể không thành công vì những vùng mà ống gắn vào dần trở nên kháng insulin. Cha mẹ đứa trẻ có thể nhận được nhiều dữ liệu, nhưng điều này cũng phần nào khiến họ lo lắng. Ngoài ra, sử dụng ống nghĩa là trẻ không phải tiêm, nhưng sẽ phải luôn đeo ống quanh vùng thắt lưng.


    Công nghệ vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Kathryn cho hay: cô không thể kết nối đồng hồ Apple Watch với màn hình glucose (mà chỉ có thể kết nối iPhone với màn hình thông qua Bluetooth). Theo dõi thông tin bằng đồng hồ đeo trên cổ tay là cải tiến mà Kathryn kỳ vọng ở công nghệ điều trị tiểu đường trong tương lai.

    Tuy nhiên, Kathryn thừa nhận họ vẫn được lợi nhiều hơn: “Giá trị tích cực mà công nghệ mang lại vượt trội so với mặt tiêu cực”.

    Tuyến tụy điều khiển bằng điện tử


    Mỗi người đều có thể tự quản lý tình trạng bệnh của mình, đó là những gì Dana Lewis đã chứng minh với hệ thống tuyến tụy nhân tạo mã nguồn mở (OpenAPS) mà cô sáng lập. Theo đó, Dana hack máy giám sát glucose, tăng âm lượng cảnh báo giúp đánh thức cô vào ban đêm nhằm tránh rơi vào tình trạng hôn mê.

    Sau đó, cô tùy chỉnh phần cứng và thêm vào các thuật toán để tạo ra một hệ thống cho phép phân phối insulin nhanh hơn, giảm đáng kể gánh nặng nhận thức về bệnh tiểu đường trong cuộc sống hàng ngày.


    Hack một máy giám sát glucose không phải là không có rủi ro (đọc không chính xác, phân phối insulin với liều sai,...). Những giải pháp “tự mình làm” như vậy cũng không phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra nghiêm ngặt thực hiện bởi cơ quan quản lý. Tuy nhiên, một số công ty đang cố gắng đưa các tuyến tụy nhân tạo chính quy ra thị trường.

    JDRF, một trong những tổ chức từ thiện nghiên cứu bệnh tiểu đường lớn nhất cho biết họ đã ủng hộ cộng đồng tuyến tụy nhân tạo mã nguồn mở bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất máy giám sát glucose như Dexcom hay Medtronic mở các giao thức và làm cho các thiết bị tương thích, cho phép kết nối liên tục và an toàn giữa các thiết bị.

    Bước đệm để trẻ em có cuộc sống tốt hơn


    Công nghệ đang được cập nhật từng ngày. Tháng trước, Dexcom đã giới thiệu màn hình glucose G6 đo thông số liên tục đầu tiên không yêu cầu lấy mẫu bằng cách rút máu từ ngón tay, một cải tiến lớn vì các phép đo được thực hiện nhiều lần trong ngày.

    CEO Dexcom chia sẻ: “Là cha mẹ, nếu phải thức dậy lúc nửa đêm, lấy máu từ ngón tay của con bạn từ 2 đến 3 lần thì sẽ thật tệ cho cả đứa trẻ lẫn 2 vợ chồng”. Chính vì vậy, công nghệ sẽ là công cụ hỗ trợ tốt hơn để bác sỹ và người bệnh có thể kiểm soát căn bệnh này.

    Xem thêm: Pepper - robot thông minh hỗ trợ hữu ích cho cuộc sống của con người
     

trang này