Công ty Thiết kế web

Công nghệ mới cho phép pin dự trữ năng lượng bằng... không khí

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 1/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]
    Ảnh chụp về loại pin có thể hít thở không khí
    Một nhóm chuyên gia của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một viên pin có khả năng lưu trữ điện qua nhiều tháng với chi phí thấp hơn 1/5 so với các công nghệ khác. Liệu viên pin "hít thở không khí" này có thể cải thiện tình trạng khó khăn của việc lưu trữ năng lượng hiện nay?


    Viên pin áp dụng công nghệ mới của MIT sử dụng lưu huỳnh, nước và muối, những vật liệu rẻ hơn, từ đó chi phí sản xuất sẽ được giảm thiểu đáng kể (khoảng 20%), trong khi vẫn giữ được mật độ năng lượng gần như tương đương.

    Pin được sạc bởi hai cực âm và dương dưới dạng lỏng. Hai cực này sẽ truyền tải electron để lưu trữ hoặc giải phóng năng lượng. Giới thiệu về viên pin, Giáo sư Yet-Ming Chiang cho biết:

    "Viên pin của chúng tôi thật sự hít thở không khí, nhưng không thải ra khí CO2 như con người, thay vào đó, nó thải ra khí oxy, giúp môi trường trở nên trong lành hơn".

    Ảnh minh họa cho quá trình nạp năng lượng (sạc)......và quá trình xả năng lượng (sử dụng) của loại pin mới do MIT phát triển
    Các chuyên gia ở MIT cũng nói rằng, viên pin mới hỗ trợ sạc (như pin smartphone) nên tốn ít chi phí, lưu trữ điện trong thời gian dài, không phát ra khí thải và ít bị ràng buộc về vị trí. Thậm chí nó có thể giúp tái tạo các nguồn năng lượng khác như gió, năng lượng mặt trời và giúp chúng trở nên hữu dụng hơn với mạng lưới điện.

    Được biết, chi phí cực dương, cực âm vật liệu điện cực trong pin của MIT chỉ chiếm khoảng 1/30 so với pin lithium-ion đang dùng nhiều trên smartphone. Nó có thể lưu trữ điện với chi phí khoảng 20 - 30 USD cho mỗi kilowatt/giờ. So sánh với những công nghệ lưu trữ khác, con số này lên đến ít nhất là khoảng 100 USD.

    Công nghệ mới này sẽ cạnh tranh với các hệ thống lưu trữ sử dụng thủy điện, tuy nhiên, hệ thống của MIT nhỏ gọn hơn nên có thể triển khai ở nhiều nơi mà năng lượng tái tạo được hình thành. Điều này đồng nghĩa, pin có thể lưu trữ năng lượng mà gió và mặt trời tạo ra để cung cấp nguồn điện khi cần thiết.

    Nhóm nghiên cứu phát triển viên pin lưu trữ năng lượng nhờ "hít thở không khí"
    Hiện tại, mẫu pin thử nghiệm chỉ bằng với một ly cà phê. Tuy nhiên, chúng có khả năng mở rộng kích thước cao. Kế hoạch tiếp theo của nhóm nghiên cứu tại MIT là tối ưu để pin có chi phí sản xuất rẻ hơn cũng như tăng độ bền và hiệu quả hoạt động.

    Hi vọng rằng, công nghệ này sẽ sớm được áp dụng vào những viên pin sử dụng trên smartphone để chúng ta không còn phải lo lắng về thời lượng pin của chiếc điện thoại thông minh mà mình đang sở hữu.

    Bạn trông chờ điều gì ở công nghệ pin mới này? Cùng chia sẻ suy nghĩ ở bên dưới nhé.

    Theo: Inhabitat, MIT News

    Xem thêm:

    • 4 bước tăng tốc độ sạc pin smartphone
    • "Tuyệt chiêu" sạc pin điện thoại hiệu quả nhất
     

trang này