Công ty Thiết kế web

CSGT kiểm tra độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế, uống nửa lon bia cũng không thoát

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 5/1/20.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Tổ công tác đội CSGT Rạch Chiếc dùng máy đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế - Ảnh: MINH HÒA


    Lúc 20h ngày 4-1, tổ công tác của Đội CSGT Rạch Chiếc thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM lập chốt kiểm tra phương tiện ngay trạm thu phí cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội (Q. Thủ Đức, TP.HCM).

    Tổ công tác đã áp dụng phương pháp đo nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế nên hiệu quả hơn. Tổ đã xử lý, lập biên bản nhiều trường hợp vi phạm, tạm giữ nhiều xe cộ.

    Chẳng hạn tổ công tác dùng phương pháp này phát hiện trong hơi thở anh T.X.T. (27 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) đang lái ôtô có nồng độ cồn nên yêu cầu anh T. xuống xe kiểm tra. Kết quả đo nồng độ cồn bằng máy chuyên dụng anh T. vi phạm ở mức 0,16mg/lít khí thở.

    [​IMG]


    Anh T. vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,16mg/lít khí thở - Ảnh: QUANG ĐỊNH


    Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm đối với anh T. mức 1 là 7 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày. Điều này trước đây ở Nghị định 46/2016/NĐ-CP chưa quy định.

    Khi được đặt câu hỏi tại sao uống bia rượu mà còn cầm lái thì anh T. phân trần: "Tôi uống có nửa lon bia cách đây 5 tiếng rồi. Do vào nhà bà chị có mấy ông anh đang ngồi nhậu nên mấy ảnh mời tôi uống nửa lon cho vui, cứ nghĩ không sao mà ai ngờ...'.


    Mô hình kiểm tra nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế là phương pháp được triển khai áp dụng từ năm 2014. Mô hình này giúp cho CSGT kiểm tra được nhiều người điều khiển phuơng tiện hơn mà không bị dồn ứ.

    Trước đây, CSGT dùng máy do nồng độ cồn cũ phải yêu cầu tài xế xuống xe thổi vào máy đo mới có thể phát hiện được nên rất mất thời gian. Còn theo cách này, khi phương tiện vào làn đường kiểm tra, lái xe không cần xuống xe, chỉ cần nhìn CSGT trả lời một số câu hỏi như: "Anh tên gì?, "anh có mang theo giấy tờ không?" là máy đo nồng độ cồn trên tay CSGT sẽ xác định được có nồng độ còn trong hơi thở tài xế hay không.

    Nếu có, máy sẽ hiện dòng chữ "Cảnh báo" thì lái xe được yêu cầu xuống xe để thổi vào máy đo nồng độ cồn chuyên dụng để xác định được cụ thể mức độ vi phạm. Nếu không có, CSGT sẽ cảm ơn và mời lái xe tiếp tục lộ trình.

    Máy này rất nhạy, nhiều trường hợp tài xế ôtô không sử dụng rượu bia nhưng người ngồi bên cạnh có sử dụng, khi lái xe nói chuyện với CSGT mà người bên cạnh nói chuyện thì máy cũng báo "Cảnh báo".

    Lúc này CSGT yêu cầu tài xế xuống xe kiểm tra định lượng để xác định mức độ vi phạm thì không có cồn.CSGT giải thích đây là do trong xe đang chở người có sử dụng rượu, bia hoặc có mùi rượu, bia trong xe.

    [​IMG]
    3 ngày áp dụng luật mới, 70 người 'uống rượu bia vẫn lái xe' ở TP.HCM bị phạt

    TTO - 3 ngày sau khi áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP, CSGT TP.HCM đã kiểm soát, lập biên bản 559 trường hợp, tạm giữ 44 xe máy, 1 ôtô, trong đó có 70 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

    [​IMG]
    Vào viện thăm mẹ sau khi uống rượu tại đám hỏi, tài xế bị phạt 35 triệu đồng

    TTO - Lái ôtô vào viện thăm mẹ sau khi uống rượu tại đám hỏi người cháu, một tài xế bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng.

    [​IMG]
    Nếu lỡ rượu bia, sau bao lâu mới nên cầm lái?

    TTO - Cùng ngồi chung bàn nhậu, uống chung một loại và lượng rượu nhưng người say ít, người say 'quên lối về'. Sau 3 ngày nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực, nhiều người đặt câu hỏi sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe?



    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này