Công ty Thiết kế web

Cụ bà nổi bóng nước chảy dịch toàn thân, nghi dị ứng thuốc

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi postbai, 4/5/19.

  1. postbai

    postbai New Member

    Ngày 3-5, BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết nơi đây đang điều trị cho một trường hợp mắc hội chứng Lyell hoại tử thượng bì nhiễm độc rất nặng.

    Nổi bóng nước lan rộng

    Trước đó, cụ bà MTT (80 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, miệng lở loét, mắt viêm đỏ, chảy dịch, toàn thân nổi đỏ, có những bóng nước rất rộng, nhiều chỗ đã vỡ.

    Theo lời người nhà cụ bà, vào giữa tháng 4-2019 cụ bị cảm sốt và được con cho đi khám và điều trị, dùng thuốc tại một phòng khám tư gần nhà. Sau 2 ngày, cơ thể cụ bắt đầu xuất hiện bóng nước và vùng miệng lở loét, cụ được BV tuyến huyện chữa trị 2 ngày và tiếp tục được chuyển lên BV Chợ Rẫy do tình trạng quá nặng.

    Tại đây, cụ T. được xác định đã mắc hội chứng Lyell nghi do dị ứng thuốc. Tuy nhiên chưa xác định được loại thuốc cụ thể gây ra tình trạng này.

    Sau gần 2 tuần điều trị dùng thuốc chống dị ứng, kháng sinh, kháng viêm liều cao và các loại băng gạc đặc biệt để hỗ trợ cho các vết thương liên tục lở loét, vết thương da niêm mạc của cụ bà đã khô, hết chảy dịch. Tổn thương da cải thiện tốt, khống chế nhiễm trùng. Hiện tại bệnh nhân đang trong quá trình chăm sóc da và nâng cao thể trạng. Dự kiến một tuần nữa sẽ được xuất viện.

    [​IMG]

    Cụ bà đang được điều trị tại BV Chợ Rẫy. Ảnh: HL

    Theo BS Hùng, Hội chứng Lyell mà cụ bà mắc phải là một phản ứng nặng của da và niêm mạc, là thể nặng hơn của hội chứng Stevens - Johnson. “Nguyên nhân phổ biến là do thuốc, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì, khi có trên 30% da cơ thể bị hoại tử thượng bì. Tỷ lệ mắc của hội chứng Lyell ước chung trên toàn thế giới khoảng 0,4-1,3/1.000.000 dân" , BS Hùng cho biết.

    Bác sĩ Hùng cho biết thêm, 80% bệnh nhân mắc hội chứng Lyell tại các nước đang phát triển có liên quan đến thuốc. Có thể kể đến những trường hợp như bệnh nhân tự mua thuốc đông y cổ truyền về trị bệnh hay dùng mỹ phẩm làm trắng da tại các cơ sở trôi nổi. Nguy cơ gây bệnh trong khoảng 8 tuần từ khi dùng thuốc. Có tới 20-25% các trường hợp ở trẻ em không thể xác định rõ thuốc gây dị ứng.

    Dấu hiệu cảnh báo hội chứng Lyell

    Bác sĩ Võ Ngọc Anh Thơ, Phó khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết thêm gần như tuần nào Khoa cũng tiếp nhận bệnh nhân mắc hội chứng Stevens Johnson và Lyell đến điều trị. Với người mắc hội chứng Lyell, tỉ lệ tử vong lên đến hơn 30%.

    Ngoài thuốc, các yếu tố như tình trạng nhiễm khuẩn, yếu tố vật lý gồm nắng nóng, tia cực tím, người mắc bệnh lý ung thư biểu hiện ra da.., liên quan gen cũng có thể dẫn đến hai hội chứng này.

    Ngoài ra, có một số nguyên nhân hiếm gặp khác như phản ứng với vaccine, chất cản quang, phơi nhiễm hóa chất bên ngoài, thức ăn... Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn người khỏe mạnh 100 lần.

    Người mắc Hội chứng Lyell có các tiền triệu chứng như sốt trên 39 độ C và các triệu chứng giống cúm từ 1-3 ngày trước khi có tổn thương da, niêm mạc. Bệnh nhân sợ ánh sáng và ngứa, bỏng rát kết mạc hoặc nuốt đau có thể là triệu chứng sớm của tổn thương niêm mạc, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp. Ở vài bệnh nhân, ban đầu chỉ là các ban đỏ, nhưng nếu kèm theo sốt trên 38 độ C và xuất hiện bóng nước là dấu hiệu chỉ điểm phát triển thành Hội chứng Stevens Johnson hoặc Lyell.

    Tiếp đến, bệnh nhân bị tổn thương da, xuất huyết da ở vùng trung tâm và ngày càng lan tỏa, liên kết thành đám lớn, ngứa và đau rát nhiều. Khi bệnh tiến triển, dát đỏ lan tỏa sẫm màu do da hoại tử, hình thành các mụn nước, bóng nước và trợt da diện rộng giống như bị bỏng. 90% bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc miệng và môi. 80% tổn thương niêm mạc mắt, hầu hết là viêm kết mạc kèm tiết dịch mủ, loét giác mạc. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị tổn thương sinh dục, niệu đạo.

    Trong những trường hợp hoại tử, mất thượng bì lan tỏa, bệnh nhân có thể gặp biến chứng mất dịch, rối loạn điện giải, sốc giảm thể tích với suy thận, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn chức năng đa cơ quan, suy hô hấp, biến chứng dạ dày ruột, thủng ruột, lồng ruột...

    Đặc biệt, bệnh có thể xuất hiện nếu bệnh nhân tiếp xúc lại với thuốc gây bệnh. Do đó, các bác sĩ khuyên người dân cần cung cấp thật cặn kẽ các loại thuốc đã sử dụng cho người điều trị.

    [​IMG]

    Ít đi lại, cụ ông 85 tuổi mắc bệnh hiếm gặp suýt tử vong


    (PLO)- Bình thường cụ ông ít đi lại, vận động nên huyết khối hình thành ở hệ thống tĩnh mạch chi dưới, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc phổi.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này