Trước đó, sau khi siêu âm cho một sản phụ, BS của BV Từ Dũ phát hiện thai nhi có khối bướu bạch huyết to ở vùng cổ và dưới cằm. Khối bướu này bít kín đường thở, đẩy lưỡi bé ra khỏi miệng và bít kín thực quản. Với khối u to ở vị trí như vậy, các BS nhận định khả năng sơ sinh sẽ tử vong ngay sau rời khỏi bụng mẹ rất cao nếu không được hỗ trợ hô hấp sau khi cắt dây rốn. Các BS đang cứu bé sơ sinh khi còn trong bụng mẹ. Ảnh: BV TỪ DŨ CUNG CẤP Sau đó, BS của BV Từ Dũ nhanh chóng hội chẩn cùng BS của BV Nhi đồng 1 và thống nhất áp dụng kỹ thuật EXIT để cứu sống sơ sinh. Với kỹ thuât này, sau khi tiến hành các bước đầu tiên của quy trình mổ bắt con, BS của BV Từ Dũ có nhiệm vụ chỉ đưa phần đầu và tay của bé ra khỏi tử cung. Trong khi phần cơ thể còn lại của bé vẫn được giữ lại trong tử cung nhằm đảm bảo nhau thai vẫn còn bám vào tử cung để dây rốn tiếp tục cung cấp máu và oxy cho bé. Song song đó, các BS của BV Nhi đồng 1 có nhiệm vụ đặt nội khí quản cho bé. Do khối u to choán hết vùng mũi họng nên các BS phải mất khoảng 2,5 phút mới đặt được nội khí quản. Ngay khi tách thai nhi khỏi tử cung mẹ, bé được hỗ trợ hô hấp qua nội khí quản và được chuyển về BV Nhi đồng 1 để điều trị tiếp khối u. EXIT là viết tắt của thuật ngữ “Ex utero intrapartum treatment”. Đây là một thủ thuật đặc biệt được sử dụng trong quá trình sinh mổ cho những thai nhi bị chèn ép đường thở do các khối u bẩm sinh làm tắc nghẽn đường thở. Đồng thời giúp BS phẫu thuật có thời gian để thông đường thở cho bé, bảo vệ đường thở và cung cấp thông khí đầy đủ trước khi bé được tách ra khỏi mẹ. Khi đủ ổn định quá trình sinh nở, dây rốn bị cắt và trẻ sơ sinh được chuyển đến chăm sóc đặc biệt do BS chuyên khoa sơ sinh và chuyên khoa phẫu thuật nhi đảm trách. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .