Công ty Thiết kế web

Đại biểu Quốc hội: Trao quyền chủ động tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 1/11/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Để ngành Giáo dục chủ động hơn

    Theo đại biểu Chu Lê Chinh (đoàn Lai Châu), chúng ta nên phân cấp trong vấn đề tuyển dụng, có trao quyền chủ động cho địa phương. Tinh thần là giao quyền tự chủ trong tuyển dụng, sử dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, trong đó có giáo dục, như thế sẽ phù hợp hơn. Khi đã giao quyền chủ động, cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, không để tình trạng vừa tuyển dụng, vừa kiểm tra hướng dẫn; như vậy sẽ không khách quan. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về cả chất lượng và số lượng. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung.

    [​IMG]

    Đại biểu Chu Lê Chinh.

    Trước ý kiến, ngành Giáo dục không chủ động về tuyển dụng giáo viên dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số địa phương, đại biểu Chu Lê Chinh cho rằng, công tác tuyển dụng trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập từ trước đến nay vẫn phối hợp với ngành Nội vụ. Chủ trương tiến tới tự chủ hơn nữa thì nên giao cho ngành Giáo dục, thậm chí là người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập cũng được quyền chủ động tuyển dụng nhân sự.

    “Họ chủ động tuyển dụng sẽ khắc phục thừa, thiếu cục bộ. Đặc biệt là giáo dục mầm non đang thiếu rất nhiều” – đại biểu Chu Lê Chinh nêu thực trạng, đồng thời trao đổi: Quản lý Nhà nước về tuyển dụng thì Sở Nội vụ các địa phương nên đứng ở vai trò kiểm tra, giám sát xem xét việc tuyển dụng, sử dụng có đúng hay không? Còn vấn đề tuyển dụng nên để ngành Giáo dục chủ động, nhằm hướng tới sự phân cấp.

    Đồng quan điểm, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (đoàn Bình Phước) cho rằng, nên giao sự chủ động trong tuyển dụng nhân sự cho các đơn vị. Bởi theo đề án vị trí việc làm, họ sẽ cân đối được nhân sự trong tổng thể chung. Theo đại biểu, nếu ngành Giáo dục được quyền tuyển dụng giáo viên, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Dĩ nhiên khi đó, chúng ta phải có cơ chế, điều kiện giám sát.

    “Ví dụ: Điều kiện về khung tiêu chuẩn cho các chức danh biên chế? Quy định về các loại hợp đồng dài hạn, ngắn hạn phải như thế nào? Đây cũng là vấn đề sẽ được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức và Viên chức quy định chặt chẽ; thậm chí sẽ có văn bản dưới luật hướng dẫn để thực hiện” - đại biểu Tôn Ngọc Hạnh dẫn giải.

    [​IMG]

    Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh.

    Giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ

    Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, nếu giao quyền tự chủ tuyển dụng giáo viên cho ngành Giáo dục sẽ rất tốt. Vì nếu ngành GD không chủ động được về con người thì sẽ rất khó, không phát huy được giá trị chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, thậm chí là nhân sự ở đơn vị đó.

    “Ở thời điểm hiện tại, cần phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành Giáo dục - Nội vụ và nên theo hướng, ngành Giáo dục chủ trì tuyển dụng và có sự phối hợp với ngành Nội vụ.

    Nếu còn băn khoăn, chúng ta có thể thực hiện thí điểm ở một số địa phương, sau đó rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả đến đâu. Việc thực hiện thí điểm để chúng ta có cơ sở thực tiễn; nếu có hiệu quả thì nhân rộng và áp dụng đại trà để trở thành cơ chế chung” - đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề xuất.


    Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) cho rằng, theo Luật Viên chức, khi tuyển dụng giáo viên, ngành Nội vụ vẫn giữ vai trò chủ trì. Thực tế, vấn đề này đang gặp nhiều trở ngại. Ai cũng biết, vai trò của ngành Giáo dục rất quan trọng, vì thế rất cần có sự phối hợp sâu của ngành này với ngành Nội vụ trong vấn đề tuyển dụng, bố trí sắp xếp giáo viên.

    [​IMG]

    Đại biểu Ngô Thị Minh.

    Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ cần ngồi lại với nhau để có được giải pháp thấu đáo trong chính sách tuyển dụng giáo viên. Đặc biệt phải có cơ chế phối hợp thông thoáng và hiệu quả hơn giữa hai ngành. Bởi thực tế hiện nay, nếu tuyển dụng giáo viên như những viên chức khác là bất cập cho ngành Giáo dục.

    Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, chính sách nào cũng vậy, mục đích là để có được những công chức, viên chức hoạt động hiệu quả hơn trong công việc và thu hút được người tài, trong đó có ngành Giáo dục và Y tế. Do đó, cơ chế tuyển dụng cần mở hơn theo hướng phân cấp, phân quyền. Cốt lõi của vấn đề là, đơn vị đó hoạt động như thế nào, chất lượng và hiệu quả đến đâu. Vì thế phải trao quyền tự chủ về tổ chức và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp ở hai ngành này, trong đó có vấn đề tuyển dụng và sử dụng nhân sự.

    [​IMG]

    Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan.

    Cũng theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, khi giao quyền tự chủ tuyển dụng cho ngành Giáo dục, phải gắn trách nhiệm cho ngành đó. Nếu người dân phản ánh về tình trạng thiếu giáo viên, ngành Giáo dục phải chịu trách nhiệm. Quan trọng nhất là phải sòng phẳng trong tuyển dụng và đánh giá chất lượng. Đại biểu dẫn giải: Như hiện nay, nếu giao cho cá nhân làm lãnh đạo một đơn vị nào đó, sau đó đánh giá họ không hoàn thành nhiệm vụ, họ sẽ cãi rằng: Có cho họ gì đâu, tiền không cho, người cũng không được quyết. Người giỏi không được tuyển, người yếu kém thì không được đuổi… Vì vậy không thể đánh giá họ là không hoàn thành nhiệm vụ.

    Ngành Nội vụ định suất chỉ tiêu chung cho ngành Giáo dục, sau đó ngành Giáo dục thực hiện tuyển dụng theo chỉ tiêu và tính toán, điều phối nhân sự sao cho hiệu quả, tránh tình trạng thừa thiếu cục bộ như hiện nay.
    Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này