Vị trí dự kiến xây dựng đập thủy lợi trên sông Rào Nan chảy qua địa phận thôn Linh Cận Sơn - Ảnh: H.T. Liên tục những ngày qua, người dân thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình đã có phản ứng quyết liệt để ngăn chặn việc triển khai xây dựng đập thủy lợi Rào Nan. Người dân cho rằng việc xây đập này ở vị trí chỉ cách khu dân cư chưa đến 500m sẽ dẫn đến nguy cơ mất an toàn khi mùa mưa lũ đến. Bất an vì túi nước khổng lồ Thôn Linh Cận Sơn có 255 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu, nằm sát bên bờ sông Rào Nan. Nơi đây đã liên tiếp chịu những trận lũ lớn trong những năm vừa qua nên khi nghe thông tin có dự án xây dựng đập thủy lợi Rào Nan ngay gần khu dân cư, người dân đã liên tiếp phản đối. Ông Phan Văn Sửu, một trong những hộ dân ở đây, nói điều người dân trong thôn lo lắng nhất là vị trí con đập quá gần. Người dân lo sợ khi mưa lũ về, đập vỡ thì dân chạy không kịp. Trong các cuộc họp ở địa phương, người dân đề nghị chuyển vị trí con đập lên cách xa khu dân cư khoảng 5km phía thượng nguồn. Sông này chảy từ huyện miền núi Minh Hóa về, mùa mưa thường rất hung dữ vì độ dốc lớn. "Người dân trong thôn đã quá ám ảnh bởi những cơn lũ từ sông Rào Nan đổ về rồi. Nên giờ bất an lắm. Dân sợ nước dâng lên vỡ đập sẽ không thể chạy kịp" - ông Sửu nói. Ông Mai Trung Kiên - chủ tịch UBND xã Quảng Sơn - xác nhận đúng là có những sự lo lắng nhất định của người dân về đập thủy lợi này. Chính quyền xã cũng đã ghi nhận trong các cuộc họp dân và chuyển những ý kiến này lên cấp trên. Đã khảo sát kỹ Để tháo gỡ những lo lắng của người dân, ông Phạm Quang Long - chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn - nói chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều cuộc họp để giải thích, cho người dân đi tham quan các công trình có quy mô tương tự hoặc lớn hơn để bà con hiểu rõ về dự án nhưng nhiều người vẫn thấy bất an. Người dân thôn Linh Cận Sơn ở cách nơi sẽ xây dựng đập thủy lợi này chưa đến 500m - Ảnh: H.T. Ông Trần Hoài Nam - giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình - khẳng định công trình này đã được khảo sát và tính toán rất kỹ về độ an toàn. Theo ông Nam, dự án này đã được tư vấn bởi Viện thủy công (thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam), là một đơn vị đầu ngành về thủy lợi, có kinh nghiệm thiết kế các công trình lớn của cả nước. Theo đó, đập thủy lợi Rào Nan được thiết kế là đập dâng, không dự trữ nguồn nước. Đập thiết kế 10 cửa van. Cửa van đóng về mùa hạn, vào tháng 7-8 nước sẽ tự chảy vào kênh để phục vụ sinh hoạt, sản xuất mà không phải bơm. Mùa mưa thì mở cửa van để nước tự thoát. "Người dân chưa hiểu rõ quy trình vận hành đập vì vậy họ đề xuất di dời đập cách 5km, nhưng theo đánh giá và kiểm tra của các chuyên gia thì di chuyển lên đó còn nguy hiểm hơn, vì tại những vị trí khảo sát phía trên đó có nền địa chất yếu hơn nhiều", ông Nam thông tin. Dự án trọng điểm Theo thông tin từ UBND thị xã Ba Đồn, dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan là dự án trọng điểm của tỉnh được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt với tổng mức đầu tư 350 tỉ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án được giao cho cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, dự kiến năm 2020 hoàn thành. Mục tiêu của dự án là cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản 1.800ha; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và các nhu cầu dùng nước khác cho người dân vùng hạ lưu. Vỡ ba hồ đập thủy lợi TTO - Ngày 1-10, ông Nguyễn Văn Dương - phó chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết địa bàn huyện có ba hồ đập thủy lợi bị vỡ là: đập thủy lợi Đồng Đáng, hồ đập Khe Tuần và hồ đập Thung Cối. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .